JP Football - шаблон joomla Окна

 Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy:
- Thông thường độ dài bước chạy phụ thuộc chủ yếu vào độ dài cẳng chân của từng học sinh. Do đó để tăng độ dài bước chạy là không đáng kể, tuy nhiên nếu được luyện tập tốt cũng có thể độ dài bước chạy sẽ được tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ được mức ổn định cần thiết.
- Muốn vậy học sinh tăng cường các bài tập: chạy đạp sau; chạy với vạch quy định; chạy bước qua rào hoặc chạy qua rào
+ Đạp sau đúng phương hướng. Không bị phân tán về lực.
+ Đạp sau đúng góc độ: Góc độ khoảng 480 đến 520.
+ Duỗi hết các khớp mới tận dụng được hết sức mạnh của cơ thông qua trọng tâm cơ thể.
Như vậy: Độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau. Nếu đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế.


Các bài tập tăng tần số bước chạy:
- Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng và duy trì tần số  bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập.
Như vậy chúng ta cho HS tập luyện tốt các bài tập sau:
          + Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.
+ Chạy tại chỗ trên cát hoặc trên đệm.
+ Chạy tăng tốc theo đoạn ngắn.
+ Chạy biến tốc theo tín hiệu
- Lượng vân động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập (tránh tình trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh. Giáo viên phải có nhật kí của từng buổi tập, từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực.       
          - Tại chỗ đánh tay xây dựng cảm giác kĩ thuật đánh tay đúng, cẳng tay vuông góc với cánh tay, vai thả lỏng.
          Để tăng tính tự giác, tích cực của học sinh trong việc thực hiện các động tác bổ trợ thường xuyên trong suốt thời gian học chạy cự li ngắn. Giáo viên phải thay đổi hình thức tập luyện như thi chạy bước nhỏ nhanh trong 10s giữa các tổ, thi chạy đạp sau nhanh, thi xuất phát hay kiểm tra các động tác bổ trợ….Bám sát để uốn nắn những sai lệch dù nhỏ mà học sinh mắc phải.