Chúng ta biết rằng việc tập thể dục sẽ có tác dụng rất tốt cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, tinh thần thoải mái... Nhưng nếu chúng ta không biết cách tập luyện, tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe, có tác dụng ngược lại đối với cơ thể.
Tập thể dục quá sớm: Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt, đặc biệt vào thời tiết mùa đông nhiệt độ xuống thấp như hiện nay. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể.Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc, khi nhiệt độ thích hợp và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.
Tập thể dục quá muộn: Nhiều người có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.
Tập thể dục không đều: Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cơ thế khó thích nghi dẫn đến hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.
Thường xuyên thay đổi bài tập: Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất.Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập đó ít nhất 8 tuần để nó mang lại kết quả. Chăm chỉ tập thể dục nhưng không nên “đứng núi này trông núi kia”, hãy kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể.
Tập thể dục quá sức: Khối lượng vận động, cường độ bài tập của mỗi người sẽ khác nhau, tuy nhiên một số người thường có thói quen tập luyện quá sức rất nguy hại cho cơ thể, dễ chấn thương và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tập thể dục khi đói: Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không nên ăn quá no ngay, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.
Tập thể dục sau khi ăn no: Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vì vậy, nếu bạn tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Tập thể dục khi đang bị bệnh hoặc chấn thương: Vẫn cố gắng tập thể dục khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi là điều rất nguy hiểm. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn.
Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục: Khi đó chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi tập luyện sau đó mới tắm, người tập chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập.Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Tin mới
- Các biện pháp tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe trong mùa dịch mới - 13/01/2022 10:24
- QUAN TÂM PHÁT TRIỂN CÂC MÔN THỂ THAO TRONG HỌC SINH PHỔ THÔNG - 25/10/2021 03:11
- TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG CHỐNG COVID - 16/09/2021 08:10
- NHỮNG LƯU Ý KHI TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO VÀO MÙA HÈ - 16/04/2021 12:48
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID - 19 KHI HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG SAU NGHĨ TẾT NGUYÊN ĐÁN - 22/03/2021 05:29
Các tin khác
- MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG MÔN CẦU LÔNG CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN - 24/09/2020 04:13
- MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO SỨC NHANH TRONG CHẠY CỰ LY NGẮN - 19/06/2020 10:12
- Những lưu ý để tổ chức tốt giờ học Thể dục cho học sinh, sinh viên vào mùa hè nắng nóng - 20/05/2020 12:53
- Một số bài tập đơn giản có thể tập luyện tại nhà - 14/04/2020 13:56
- 12 BÀI TẬP TẠI NHÀ PHÒNG DỊCH COVID_ 19 - 04/03/2020 10:26