JP Football - шаблон joomla Окна

Như đã thành thông lệ, năm nào cũng thế, bắt đầu từ tháng mười hai, không những chúng tôi hội CCB Đại học Hà Tĩnh mà rất nhiều đoàn cán bộ, cựu chiến binh, thương binh, thân nhân liệt sĩ và nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc lại hành hương về thăm lại chiến trường xưa.

Nhân dịp k nim 79 năm ngày thành lp Quân đội nhân dân Vit Nam 22/12/1944-22/12/2023, 34 năm ngày hi quc phòng toàn dân 22/12/ 1989-22/12/2023. Hi CCB t chc “viếng thăm” và tri ân đồng đội ở các địa chỉ: Khu di tích Truông bồn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; Nghĩa trang Ngã ba Đồng Lộc; Khu di tích cố Tổng bí thư Trần Phú .

Cuộc hành trình của chúng tôi bắt đầu từ lúc 7h giờ sáng ngày 16/12. Đồng chí Đinh Văn Nam Ch tch hi Cu chiến binh làm trưởng đoàn. Các cựu chiến binh được đi thăm viếng, thắp hương, dâng hoa cho những người đồng đội của mình đã nằm xuống nơi chiến trường, mọi người ai cũng rất phấn khởi hào hứng trong chuyến đi này.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi Khu di tích lịch sữ Truông bồn. Nơi đây ngày 31/10/1968 13 chiến sĩ Đại đội 317 đội 65 tổng đội TNXP Nghệ An đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Ngôi mộ tập thể, nơi an nghỉ của 13 liệt sĩ anh dũng hy sinh. Phần lớn trong số đó là những những chàng trai, những cô gái đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi, cái tuổi trăng tròn. Họ đã chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Trong giây phút thiêng liêng ấy, mỗi người một tâm trạng, có người tự dưng nước mắt cứ trào ra, rồi nấc lên từng tiếng, có người âm thầm khóc, có người trầm ngâm nhớ lại cả một vùng ký ức đầy bi thương và hùng tráng gương mặt hiện lên vẻ đượm buồn.

           Tm biệt Truông bồn điểm dừng chân dâng hương tiếp theo của đoàn là khu di tích cố tổng bí thư Trần Phú. Vị Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sn Việt Nam, nhà lý luận xuất sắc của đảng, người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời của mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và nhân dân, bất khuất trước kẻ thù và lời nhắn nhủ cuối cùng của đng chí Trần Phú “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu” - Câu nói luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

 

            Điểm đến cuối cùng trong ngày là Ngã ba Đồng Lộc Có lẽ không ai trong chúng ta đã ít nhất một lần được nghe đến địa danh "Ngã ba Ðồng Lộc", một cái tên đã đi vào lịch sử dân tộc và gắn liền với những chiến công của các đơn vị TNXP trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều đã có dịp đến Ngã ba Ðồng Lộc, đã nhìn thấy những gì còn lại trên mảnh đất này và đã nghe câu chuyện về những con người ở đây trong thời kỳ máu lửa. Mười cô gái đó là những chiến sĩ thuộc Tiểu đội 4, Ðại đội 2 Tổng đội TNXP 55 của tỉnh Hà Tĩnh do Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần chỉ huy. Tuổi đời các cô đều còn rất trẻ, chỉ trên dưới 20, ngoài tiểu đội trưởng Võ Thị Tần thì chưa ai có người yêu. Người trẻ nhất tiểu đội là Võ Thị Hà, lúc đôi mắt khép lại Hà mới tròn 17 tuổi. Các cô gái TNXP này đã có mặt tại Ngã ba Ðồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Những câu chuyện chúng tôi được nghe kể lại khiến cả đoàn xúc động nghẹn ngào. Ngôi mộ của 10 cô gái xếp hàng ngay ngắn như đang tập hợp. Mộ các cô không giống như mộ các liệt sĩ ở các nghĩa trang trên khắp cả nước. Trên mỗi ngôi mộ là một bình hoa tươi toàn hoa cúc trắng, là nón lá, gương soi, lược chải đầu và một nắm trái bồ kết.

 Qua đây ta thấy rằng để có ngày đất nước được hoà bình như hôm nay dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng một cái giá quá đắt, đó là sinh mạng của hàng triệu triệu thanh niên ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi như mười nữ liệt sĩ ở ngã ba Đồng Lộc. Họ đã chết cho chúng ta được sống. Bởi vậy chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh. Đó cũng chính là thông điệp mà tôi muốn gửi đến các bạn trẻ, những em sinh viên qua câu chuyện này.