JP Football - шаблон joomla Окна

1.Khái niệm về bong gân

Bong gân là những tổn thương bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng vùng khớp ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng như: dây chằng bị căng, dãn, đứt một phần hoặc đứt toàn bộ . Những khớp hay bị bong gân là cổ chân, gối, bàn chân, khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay.

2. Triệu chứng

Bong gân bao giờ cũng có tổn thương dây chằng , vì vậy quan trọng nhất là vị trí của điểm đau:

bong gan

 

-          Ở chổ bám dây chằng                      

-          Trên đường đi của dây chằng

-          Đau chói khi kéo căng dây chằng

Bong gân nhẹ: đau ít, sưng xung quanh khớp và cơ năng ít bị hạn chế.

Bong gân nặng: đau nhiều, khớp sưng rất nhanh, sưng to, thường có tràn dịch, tràn máu khớp, hạn chế cử động khớp vì đau.

3. Phương pháp xử lý

Khi gặp dạng chấn thương này cần xử lí như sau:

-          Ngừng hoạt động ngay ở khớp và bộ phận bị chấn thương

-          Chườm lạnh ( Chườm đá lạnh ) bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp, xoa vào vùng khớp bị bong gân ( chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30 phút ).

-          Băng ép ngay vùng bị chấn thương đểlàm giảm chảy máu, tránh tình trạng phù nề, đồng thời góp phần cố định khớp. Dùng băng thun là tốt nhất.

BONG GAN 2

Sau khi sơ cứu xong trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà, trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Quá trình luyện tập thể dục thể thao hay là những vận động trong đời sống, nếu gặp loại chấn thương này hãy bình tĩnh xử lí đúng cách để tránh diễn biến bệnh nặng hơn.

Tài liệu tham khảo: Nông Thị Hồng ( 2005) Vệ sinh và Y học thể dục thể thao. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.