JP Football - шаблон joomla Окна

Tóm tắt

Quán triệt tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học và Cao đẳng trong đó có trường Đại học Hà Tĩnh  đã được thực hiện đầy đủ và đúng nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất trong các trường Đại học, cao đẳng. Nhưng quỹ thời gian phân bổ nội dung chương trình dành cho hệ sinh viên nói chung và  sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng theo chúng tôi chỉ có thể đưa vào tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên. Do đó tìm hiểu hiệu quả hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh là việc rất cần thiết và cấp bách.

Từ khóa: Ngoại khóa, hiệu quả, thể dục, Trường Đại học Hà Tĩnh

            Looking for effectiveness of sports exchange of sports activities of Ha Tinh University students.

Absract                                                        

            Recognizing the importance of physical education for students of universities and colleges, including Ha Tinh University has been implemented fully and properly the contents of the curriculum of physical education in the Universities, colleges. But the time allocation fund for the program for students in general and students in Ha Tinh University in particular in our only can be put into sports activities outside the course for students. Therefore, studying the effectiveness of extra-curricular activities of students of Ha Tinh University is very necessary and urgent.
            Keywords: Extracurricular, effective, physical education, University of Ha Tinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.                                                                                             

Việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên là một việc làm rất cần thiết và có ảnh hướng đến hiệu quả học tập và công tác giảng dạy. Do đó việc nghiên cứu tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho có hiệu quả để thu hút nhiều đối tượng sinh viên tham gia tập luyện, lại phù hợp với điều kiện của sinh viên, phù hợp với đặc điểm của trường Đại học Hà Tĩnh.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đồng thời nhằm nghiên cứu tác động cảu hoạt động TDTT ngoại khóa đôi với phát triển thể lực cho sinh viên, Chúng tôi tiến hành Tìm hiểu hiệu quả hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.

II. NỘI DUNG

Qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động ngoại khóa TDTT của trường Đại học Hà Tĩnh. Chúng tôi đi đến lựa chọn một số môn thể thao đưa vào hoạt động ngoại khóa nhằm tạo cho sinh viên sân chơi lành mạnh bổ ích thu hút được nhiều sinh viên tham gia để góp phần nâng cao sức khỏe đời sống tinh thần, ý thức và kết quả học tập các môn học khác của nhà trường tốt hơn. Sau khi sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi đi đến đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa TDTT của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh

+ Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất để sinh viên hoạt động ngoại khóa.

+ Đánh giá thực trạng về số lượng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa TDTT.

+ Đánh giá thực trạng các môn thể thao mà các em đang hoạt động ngoại khóa. Trên cơ sở việc đánh giá các điều kiện đảm bảo cho hoạt động ngoại khóa từ đó chúng tôi đi đến lựa chọn môn thể thao phù hợp với sở trường, sở thích, bổ trợ cho các ngành nghề đào tạo của nhà trường đưa vào nhằm thu hút nhiều sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa TDTT. Để tiến hành tìm hiểu hiệu quả hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi đi làm rõ một số nội dung sau:

2.1. Công tác tổ chức giờ học GDTC

Chương trình giảng dạy hiện nay được nhà trường áp dụng theo hệ thống tín chỉ, nên việc tổ chức cho sinh viên tập luyện để nâng cao thể lực còn khó khăn, bởi sinh viên trống thời gian sẽ đăng ký lịch học của môn học khác. Song  bộ môn GDTC đã tiến hành tổ chức quá trình GDTC cho sinh viên theo hai hình thức: chính khoá và ngoại khóa.

- Chính khoá: Là những giờ học theo kế hoạch, thời gian biểu của nhà trường, theo quỹ thời gian quy định và được tiến hành theo các nội dung bắt buộc và kiểm tra đánh giá theo quy chế kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Giờ chính khoá đã tiến hành giảng dạy kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình môn học. Do sân bải, dụng cụ còn thiếu thốn, quá trình giảng dạy lại được thay đổi nhằm phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ. Thời gian học nội khóa ít ngoại khóa nhiều nên việc quản lý cho sinh viên tập luyện theo các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá thể lực chung còn bị hạn chế.

            - Ngoại khóa: Bao gồm các giờ tự học, tự tập luyện, các buổi huấn luyện đội tuyển và tổ chức các giải thi đấu nội bộ, các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ thể thao. Tuy nhiên theo chúng tôi đánh giá thì các hình thức tổ chức, hướng dẫn tập luyện tập TDTT ngoại khóa còn đơn giản, chưa phong phú, chưa thường xuyên, chưa phát huy, chưa thu hút được phong trào tự tập luyện của sinh viên.

Nói cách khác việc áp dụng giảng dạy GDTC của trường chưa được triệt để. Nội dung, phương pháp tổ chức quá trình giáo dục ở mức độ nào đó chưa đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC cho đối tượng sinh viên đang theo học tại trường. Quá trình giảng dạy mới chỉ dừng lại ở trang bị sinh viên một số kiến thức lý luận cơ bản và kỹ năng thực hành ở một số môn thể dục, thể thao. Quá trình giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc nâng cao các tố chất thể lực, chế độ chính sách, động viên đội ngũ giáo viên, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên còn nhiều bất cập và hạn chế.

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên Giáo dục Thể chất.

Đội ngũ giảng viên là nhân tổ hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của môi trường đại học nói chung và từng ngành học, môn học cụ thể nói riêng. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất trước hết phải quan tâm đến thực trạng đội ngũ giảng viên.

Trong những năm qua quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Hà Tĩnh đã có định hướng phát triển công tác cán bộ, giảng viên giảng dạy môn GDTC và hoạt động phong trào TDTT. Bên cạnh đó không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chậm. hiện nay có 13 giảng viên GDTC, trong đó mới có 11 giảng viên có trình độ Thạc sĩ còn lại 2 giảng viên đang theo học khoá thạc sĩ TDTT  ở nước ngoài.

Thực trạng về đội ngũ giảng viên được xem xét và phân tích theo 02 tiêu chỉ là thâm niên công tác và trình độ chuyên môn. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1.

                   Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT Trường Đại học Hà Tĩnh  (n=13)

Tổng số giảng viên

Giảng

viên nam

Giảng viên nữ

Trình độ

Thâm niên

Cử nhân

  Thạc sỹ

Tiến sỹ

> 20

<20>10

<10

13

10

3

2

11

0

0

3

10

%

76.92

23.07

 15,38

84,62

0

0

23

77

Qua bảng 2.1 trên cho thấy số lượng giáo viên đã đảm bảo theo nhu cầu học tập của sinh viên nhà trường. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công tác GDTC ở trường Đại học Hà Tĩnh. Nếu khai thác tiềm năng của GV một cách đúng mức thì việc thực hiện công tác GDTC, huấn luyện đội tuyển, chỉ đạo hoạt động phong trào TDTT và làm công tác nghiên cứu khoa học sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều so với thực tiễn hiện nay.

2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập Giáo dục thể chất.

            Cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ cho giảng dạy và học tập luôn là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng đào tạo. CSVC được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người giáo viên thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập môn học giáo dục thể chất còn hạn chế về số lượng cũng như về chất lượng. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hướng trực tiếp đến chất lượng giờ ngoại khóa và các hoạt động phong trào thể dục thể thao trong nhà trường.. Thực trạng CSVC phục vụ công tác giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT của trường Đại học Hà Tĩnh được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Thực trạng CSVC phục vụ cho công tác GDTC ở Trường Đại học Hà Tĩnh

TT

Sân bãi, dụng cụ

Đơn vị

Số lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Sân bóng đá (80x50m)

Sân

02

Kém

 

2

Sân bóng đá nhân tạo

Sân

02

Tốt

DN đầu 

3

Sân bóng chuyền

Sân

5

Đạt

 

4

Sân bóng rổ

Sân

01

Kém

 

5

Sân Tennis

Sân

01

Đạt

 

6

Sân cầu lông

Sân

02

Trung bình

 

7

Sân điền kinh

Sân

01

Đạt

 

8

Xà đơn, Xà kép

Bộ

05

Kém

 

9

Thang gióng

Bộ

04

Trung bình

 

10

Bàn bóng bàn

Bàn

01

Kém

 

11

Thảm thể dục

Bộ

1

Kém

 

12

Sân bóng ném

Sân

0

 

 

13

Hố nhảy xa

Hố

03

Trung bình

 

14

Dụng cụ nhảy cao

Bộ

02

Đạt

 

Qua bảng 2.2  ta thấy: Thực trạng CSVC phục vụ cho công tác GDTC ở Trường Đại học Hà Tĩnh mặc dù đã được nhà trường hết sức quan tâm đầu tư nâng cấp, song vẫn còn hạn chế về chất lượng và số lượng vì vậy chưa đảm bảo tốt cho việc cho việc học tập nội khóa cũng như ngoại khóa của sinh viên. Một số phương tiện khác nhà trường chưa đầu tư xây dựng như: Hiện tại chưa có nhà Đa năng nên việc học tập và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa, bể bơi vẫn chưa có…. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại thì ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường quan tâm nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng cách lựa chọn những phương pháp giảng dạy, bài tập hợp lý khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế là việc hết sức cấp bách.

2.4. Thực trạng về nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.

Hoạt động ngoại khóa được tiến hành vào thời gian rỗi của sinh viên và được tập luyện theo nhu cầu, sở thích của sinh viên ở những môn thể thao cụ thể. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giờ học, nâng cao hiệu quả GDTC. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại khóa TDTT của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 200 sinh viên năm thứ 1 (k10), kết quả được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 3.4. Nhu cầu, sở thích tập luyện ngoại khóa đối với các môn thể thao của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh  (n=200)

TT

Thời gian dành cho tập luyện thể thao trong tuần

Các môn thể thao được ưa thích

Số buổi

1

buổi

2

buổi

>3

buổi

Không tập

Bóng chuyền

Điền kinh

Bóng rổ

Cầu lông

Bóng đá

Võ thuật

Số người

49

25

16

110

100

40

50

140

120

50

%

24,5%

12,5%

8%

55%

50%

20%

25%

70%

60%

25%

Qua bảng 2.4 cho thấy: Hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh hầu như không đáng kể. Trong tổng số 200 sinh viên được phỏng vấn có đến 110 sinh viên trả lời không tham gia tập luyện chiếm tỷ lệ 55%, số sinh viên tập luyện từ 3 buổi trở lên chỉ có 16 sinh viên chiếm tỷ lệ thấp 8%, số sinh viên tập luyện 1 buổi có 49 sinh viên chiếm 24,5%  số sinh viên tập luyện 2 buổi chiếm 12,5%.

Kết quả phỏng vấn về các môn thể thao của sinh viên ưa thích cho thấy: sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đều tập trung sở thích vào các môn bóng chuyền, bóng đá, cầu  lông chiếm tỷ lệ từ 60% đến 70%, các môn còn lại chiếm tỷ lệ ít từ 20% đến 25%.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh  những năm gần đây cho thấy:

Công tác hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh  nói chung và khoá 44 nói riêng đã có sự quan tâm và đầu tư hơn. Một số sinh viên đã ham thích tập luyện TDTT tuy nhiên công tác này còn một số tồn tại và bất cập căn bản như sau:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC nói chung và hoạt động TDTT ngoại khoá nói riêng còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa đáp ứng dj nhu cầu tập luyện TDTT của cán bộ, giáo viên và sinh viên.

- Giáo viên chuyên môn tham gia hướng dẫn tập luyện TDTT ngoại khoá còn ít và tinh thần còn chưa tích cực.

- Chưa có nhiều hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khoá phong phú hấp dẫn để thu hút sinh viên tham gia tập luyện

Nhìn chung đa phần thể lực của sinh viên còn thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn tập luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua nghiên cứu về hoạt động TDTT ngoại khoá cho thấy:

- Hoạt động TDTT ngoại khoá thì thể lực của sinh viên tăng lên

- Kết quả học tập đạt cao hơn.

3.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin đề xuất một số  kiến nghị sau:

1. Để nâng cao hiệu quả môn học GDTC nói chung và nâng cao thể lực cho sinh viên, đồng thời phát triển phong trào tập luyện ngoại khoá các môn thể thao trong nhà trường cần thiết phải được triển khai.

2. Đề nghị lãnh đạo trường Đại học Hà Tĩnh  quan tâm và đầu tư hơn nữa để hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên thực sự có giá trị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho các thế hệ sinh viên của nhà trường.

3. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm và tạo điều kiện để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ở quy mô và phạm vi sâu hơn và rộng hơn.

 



IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. Nhiều tác giả (2006), Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường học, Nhà xuất bản thể dục thể thao.
  2. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội 
  3. Dương Nghiệp Trí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 
  4. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội.