Tóm tắt
Trong dạy học giáo dục thể chất ở trường học các cấp, nhất là trong dạy GDTC ở bậc cao đẳng, đại học thì hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học có vai trò hết sức quan trọng, nó chi phối rất lớn tới chất lượng và hiệu quả học tập môn GDTC của học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, nhiều nền giáo dục đào tạo phát triển như Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc… đã rất coi trọng đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy. Do đó tìm hiểu thực trạng từ đó đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, qua đó lựa chọn các phương pháp giảng dạy thực hành phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh là việc rất cần thiết và cấp bách.
Từ khóa: Nghiên cứu, đổi mới, phương pháp, giảng dạy, Đại học Hà Tĩnh.
Research and innovation of teaching methods of physical education for students of Ha Tinh University.
Absract
In teaching physical education in schools at all levels, especially in teaching TCE at colleges and universities, the form of teaching organization and teaching methods play a very important role, it dominates greatly. to the quality and effectiveness of students' learning in Financial Education. Therefore, many developed education and training such as the UK, the US, Russia, Japan, China ... attach great importance to renewing the organizational form and teaching methods. Therefore, learning the current situation and then innovating the organizational form and teaching methods of Financial Education for students of Ha Tinh University, thereby selecting appropriate practical teaching methods to improve the quality of Financial Education for students of Ha Tinh University is very necessary and urgent.
Keywords: Research, innovation, method, teaching, Ha Tinh University.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua quan sát thực tế công tác dạy học của các giáo viên trong bộ môn GDTC Trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên vẫn dùng hình thức tổ chức dạy học theo lớp và theo nhóm cố định. Về phương pháp vẫn dùng các phương pháp truyền thống là phương pháp giảng giải, làm mẫu động tác sau đó tập luyện theo phương pháp luân lưu dòng chẩy, phương pháp lắp lại. Do hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đơn điệu nên không khích lệ được tính tích cực học tập của sinh viên. Trong khi đó điều kiện dụng cụ thiếu thốn, sân bãi chật hẹp càng làm cho cường độ và mật độ vận động thấp hơn. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu dạy học môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Xuất phát từ sự phân tích vai trò quan trọng và thực tiễn của việc sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong giáo dục thể chất cũng như nhu cầu bức xúc cần nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên của Trường Đại học Hà Tĩnh chúng tôi tiến hành Nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường đại học Hà Tĩnh
II. NỘI DUNG
2.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
* Cơ sở lý luận.
Hiện nay trên thế giới, vấn đề GDTC nhằm nâng cao hơn nữa trình độ phát triển thể chất cho mọi người trong xã hội đặc biệt là trong tuổi trẻ học đường. Điều này đã và đang dần trở thành quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong các nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng đã chủ trương phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ của con người để đào tạo lớp người mới bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình.
Về hình thức và phương pháp dạy học hiện đại đã chuyển vị trí trung tâm từ người dạy sang người học. Vì vậy, trong dạy học nói chung và dạy học TDTT nói riêng cần có các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp với việc dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Vì vậy, các nước có nền giáo dục tiên tiến đã coi trọng đổi mới các hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học…
Đối với nền giáo dục đào tạo của nước ta trong đó có GDTC muốn nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho sinh viên cũng không thể là ngoại lệ.
* Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay trình độ phát triển thể chất của sinh viên nước ta chưa tương xứng và chưa đáp ứng tốt được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phần lớn sinh viên trình độ phát triển thể chất chưa đạt được quy định trong tiêu chuẩn RLTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1989. Vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu và đi đến kết luận: “ Sức khỏe và thể lực thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang đứng trước tín hiệu báo động. Đối với sinh viên của Trường Đại học Hà Tĩnh cũng không ngoại lệ. Kết quả khảo sát thực trạng trình độ phát triển thể chất của sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba trình bày ở chương 3 cho thấy:
- Thể lực có xu hướng giảm ở năm học cuối
- Kết quả học tập, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn RLTT còn rất thấp
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày trên cho thấy: Đảng, Nhà nước và các ban ngành hữu quan đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo năng cao hiệu quả công tác GDTC ở trường học các cấp. Tuy vậy, do đất nước ta trải qua gần 1/3 thế kỷ chiến tranh, cộng với sự yếu kém về đời sống kinh tế cũng như sự hạn chế về nhận thức của học sinh, sinh viên đối với vai trò, tác dụng của GDTC trong nhà trường. Mặt khác trong chương trình và nội dung giảng dạy môn GDTC cho học sinh, sinh viên ngoài thời lượng quá ít thì công việc giáo dục tố chất thể lực lại chưa được chú trọng mà nội dung giảng dạy môn GDTC chỉ mang nặng nội dung giáo dưỡng thể thao (dạy học các động tác kỹ thuật).
Tất cả điều đó đã đặt ra vấn đề bức xúc và cần thiết cho mọi giáo viên cũng như các nhà quản lý chuyên môn cần phải có nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn GDTC để củng cố nâng cao thể chất và kết quả học tập môn GDTC cho học sinh, sinh viên các trường học các cấp, trong đó có sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
2.2. Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các Đổi mới sau:
Đổi mới hình thức tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
1. Hình thức vẫn thường sử dụng bao gồm:
Một là hình thức giảng dạy chính khóa là chính phụ đạo ngoại khóa mà sinh viên nào có hứng thú thì tự tập.
Hai là: Việc tổ chức dạy học chủ yếu là theo lớp từ 50-60 người và nếu kiểm tra thi đấu thì tiến hành phân theo nhóm học tập (15-20 người một nhóm).
Do hình thức tổ chức dạy học này chưa coi trọng hoạt động ngoại khóa không đảm bảo được việc chiếu cố học sinh ở các trình độ khác nhau nhất là sinh viên yếu kém nên làm cho hiệu quả dạy học bị ảnh hưởng do vậy đề tài đã tiến hành Đổi mới hình thức dạy học theo hướng đa dạng hóa hình thức tổ chức tập luyện và phát huy tính tích cực học tập của sinh viên.
2. Các hình thức tổ chức dạy học Đổi mới .
Đề tài dựa vào nguyên lý, lý luận dạy học và thực hiện dạy học đề xuất các hình thức đổi mới chủ yếu sau:
- Kết hợp chặt chẽ hai hình thức tổ chức dạy học chính khóa với ngoại khóa có hướng dẫn của giáo viên cho sinh viên yếu kém, khuyến khích ngoại khóa tự nguyện cho sinh viên từ trung bình trở lên:
- Tổ chức dạy học và tập luyện được tiến hành phân nhóm theo 3 trình độ A, B, C.
A là nhóm khá giỏi.
B là nhóm trung bình
C là nhóm yếu kém.
Đồng thời cứ sau một tháng lại tiến hành luân chuyển những em ở nhóm khá giỏi nhưng ý thức phấn đấu học tập kém xuống nhóm dưới, đồng thời chuyển các em có tiến bộ rõ rệt từ nhóm yếu kém lên nhóm khá giỏi. Với hình thức này nhằm khích lệ ý thức gố gắng vươn lên trong học tập của sinh viên.
Đổi mới nội dung phương pháp dạy học:
1. Các phương pháp vẫn thường sử dụng:
- Phương pháp luân lưu dòng chảy.
- Phương pháp lặp lại.
2. Các phương pháp giảng dạy được Đổi mới :
- Lấy phương pháp tập luyện luân lưu các bài tập có định mức chặt chẽ (lương vận động) là chính kết hợp các phương pháp trò chơi ở phần khởi động, phương pháp tập luyện vòng tròn ở phần thể lực của giáo án.
Hàng tuần,cuối tuần tổ chức kiểm tra hoặc thi đấu theo các tiêu chí đã công bố trước cho sinh viên.
Cách vận dụng cụ thể các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học Đổi mới .
- Đối với những bài tập hoặc phần học động tác mới: Cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kỹ năng đã có của sinh viên để các em có thể vận dụng (sự chuyển đổi các kỹ năng, kỹ xảo vận động) vào việc tiếp thu bài học mới, giải quyết nhiệm vụ vận động trong những tình huống khác nhau. Giáo viên cần sử dụng một cách hợp lý đĩa hình, tranh ảnh kĩ thuật, mô hình, làm mẫu động tác, tạo điều kiện để học sinh tăng cường hoạt động, quan sát, tư duy, phân tích... phát huy tính tích cực, sáng tạo để lĩnh hội nội dung học, hình thành kỹ năng kỹ thuật động tác và khả năng vận dụng kiến thức. Khi học động tác mới, giáo viên làm mẫu động tác là cần thiết và không thể thiếu được, nhưng cũng cần phải tạo nhu cầu cho sinh viên tự tập, tự nghiên cứu, tự giải quyết nhiệm vụ được giao và làm mẫu cho các bạn, điều đó sẽ có tác dụng kích thích hứng thú cho sinh viên. Khi giảng bài, phân tích kỹ thuật động tác, giáo viên cần trình bày ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong quá trình ôn tập, giáo viên sẽ bổ sung dần, đặc biệt cần bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tự liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Xây dựng một số đề kiểm tra bám sát nội dung bài học, lựa chọn những câu hỏi ngắn gọn, dễ nhớ, được minh hoạ bằng động tác hoặc những hoạt động trong tiết học, làm giàu thêm vốn kiến thức của sinh viên (thuật ngữ, những thông tin về TDTT…), hỗ trợ tốt cho việc hình thành kỹ năng vận động và khả năng diễn đạt (nhận xét, tự nhận xét) của sinh viên.
- Tổ chức cho học sinh luyện tập một cách khoa học, trong đó chú ý sử dụng hình thức tập dòng chảy liên tục (từng người) ở đầu phần cơ bản; hình thức phân nhóm tập luyện ở giữa phần cơ bản và hình thức tập luyện vòng tròn ở cuối phần cơ bản… nhằm tăng thời lượng luyện tập thể lực. Cần chú ý tới đặc điểm sức khoẻ của sinh viên kết hợp chặt chẽ giữa kết hợp hình thức tổ chức dạy học với phương pháp dạy học.
- Đối với những bài ôn tập: Cần thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện, kiểm tra. Tăng cường sử dụng các phương pháp thi đấu, giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức, kỹ năng vốn có vào thực tiễn. Với những sinh viên còn nhiều sai sót kĩ thuật, khi thực hiện động tác trong giờ chính khoá cũng như giờ ngoại khoá, cần cho thực hiện các bài tập bổ trợ riêng biệt để nhanh chóng hoàn thành động tác. Tạo điều kiện cho học sinh được tự nhận xét, đánh giá và trực tiếp sửa chữa những sai sót thường mắc trong kỹ thuật của chính mình và của các bạn khác.
- Đổi mới thiết kế và quy trình sử dụng các phương pháp dạy học: Mục tiêu là lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm sinh viên, điều kiện dạy học, năng lực giáo viên và sử dụng có hiệu quả các phương pháp đó nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm, ưu thế của phương pháp, căn cứ vào khả năng sử dụng các phương pháp của thầy, đặc điểm học sinh (trình độ, lứa tuổi, giới tính…), điều kiện dạy học, căn cứ vào nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Các phương pháp được ưu tiên sử dụng là các phương pháp thuộc nhóm các phương pháp tập luyện, trong đó chủ yếu là các phương pháp tập luyện định mức chặt chẽ lượng vận động, phương pháp tập luyện vòng tròn và phương pháp trò chơi vận động phương pháp thi đấu nhằm nâng cao lượng vận động và tính hấp dẫn của các bài tập, phù hợp với đặc điểm tâm -sinh lý lứa tuổi sinh viên. Đặc biệt, tăng cường các bài tập mang tính trò chơi trong điều khiển các nội dung dạy học. Trong đó, quy định rõ tiêu chí đánh giá. Tổ chức thi đấu, thi đua trong thực hiện bài tập, tạo điều kiện để sinh viên tham gia trọng tài, nhận xét, đánh giá…
Sau khi sơ bộ nghiên cứu đề xuất những Đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, để tăng thêm độ tin cậy và tính khách quan cho việc Đổi mới , đề tài đã tiến hành phỏng vấn mức độ ưu tiên của các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất ứng dụng trong dạy học cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên các hình thức và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh
STT |
Nội dung phỏng vấn |
Kết quả n = 18 |
|||||
Ưu tiên 1 |
Ưu tiên 2 |
Ưu tiên 3 |
|||||
n |
% |
N |
% |
n |
% |
||
A. Hình thức tổ chức dạy học |
|||||||
1 |
Dạy học chính khóa kết hợp chặt chẽ với phụ đạo ngoại khóa và khóa tự tập |
18 |
100,00 |
- |
- |
- |
- |
2 |
Tổ chức dạy học trên lớp lấy việc dạy học theo lớp kết hợp dạy học phân nhóm không cố định |
17 |
94,44 |
1 |
5 |
- |
- |
B. Phương pháp dạy học môn GDTC |
|||||||
1 |
Lấy phương pháp tập luyện luân lưu các bài tập có định mức chặt chẽ kết hợp với các phương pháp trò chơi ở phần khởi động và phương pháp vòng tròn cho nội dung tập thể lực ở cuối phần cơ bản của giáo án. |
18 |
100,00 |
- |
- |
- |
- |
2 |
Sử dụng phương pháp kiểm tra thi đấu đánh giá kết quả của tập luyện hàng tuần theo tiêu chí đã công bố trước cho sinh viên. |
18 |
100,00 |
|
|
- |
- |
Qua kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 2.1 cho thấy các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mà đề tài căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học ở Trường Đại học Hà Tĩnh để đề xuất ứng dụng đã được tỷ lệ % số ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết đạt từ 94,44% đến 100%. Bởi vậy, chúng tôi sử dụng các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học này vào kiểm định và đánh giá hiệu quả trong thực tiễn dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
III. KẾT LUẬN
1. Thực trạng Đổi mới sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Đại học Hà Tĩnh còn tương đối đơn điệu. Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu được sử dụng là hình thức dạy học chính khóa theo lớp học từ 40 - 60 người. Trong phân nhóm tập luyện chủ yếu phân theo nhóm học tập cố định.
Về phương pháp dạy học chủ yếu dùng phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp tập luyện luân lưu dòng chảy và tập luyện lặp lại. Việc kết hợp các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao lượng vận động như phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện vòng tròn… còn ít, hoặc không được sử dụng.
Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh còn thấp, nhiều chỉ tiêu thể lực chất so với người bình thường cũng không có sự khác biệt, đồng thời có xu hướng giảm dần ở năm học cuối.
2. Quá trình nghiên cứu đề tài đã đổi mới các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học như sau:
- Hình thức tổ chức dạy học:
Dạy hoc chính khóa kết hợp chặt chẽ với phụ đạo ngoại khóa và ngoại khóa tự nguyên.
Tổ chức dạy học trên lớp lấy dạy học theo lớp là chính kết hợp dạy học phân nhóm không cố định.
- Phương pháp dạy học
Lấy phương pháp tập luyện luân lưu các bài tập có lượng vận động định mức chặt chẽ kết hợp với các phương pháp trò chơi ở phần khởi động và phương pháp vòng tròn cho nội dung tập thể lực ở cuối phần cơ bản của giáo án.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra thi đấu đánh giá kết quả tập luyện hàng tuần theo tiêu chí đã công bố trước cho sinh viên.
Các hình thức và phương pháp dạy học trên đã được kiểm định quá thực nghiệm trên 63 sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian một năm học đã cho kết quả: Nhịp tăng trưởng và trình độ phát triển thể chất và điểm học tập, tỷ lệ sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT của nhóm sinh viên tập luyện cho hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện Đổi mới đà tốt hơn hẳn nhóm tập luyện theo hình thức và phương pháp tập luyện thông lệ của các giáo viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Kỳ Anh (1992), Thể lực thế hệ trẻ Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường học các cấp, Nxb TDTT Hà Nội
Apduliana (1976), Những vấn đề giảng dạy giáo dục học đại cương cho giáo viên tương lai, Nxb giáo dục Hà Nội
Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm Đình Bẩm, Đặng Đình Minh (1998), Giáo trình quản lý TDTT (dùng cho sinh viên Đại học TDTT), Nxb TDTT, Hà Nội.
Tin mới
- TÌM HIỂU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ THỂ DỤC THỂ THAO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH. - 16/12/2022 03:17
- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH - 13/09/2022 03:42
- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH - 13/09/2022 03:42
- TÁC DỤNG CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO ĐỐI VỚI CƠ THỂ - 14/06/2022 03:22
- TÁC DỤNG CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO ĐỐI VỚI CƠ THỂ - 14/06/2022 03:22
Các tin khác
- THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH - 15/04/2022 14:11
- LỢI ÍCH CỦA CHẠY CHẬM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE - 21/03/2022 09:07
- QUAN TÂM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG HỌC - 20/01/2022 04:05
- Các biện pháp tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe trong mùa dịch mới - 13/01/2022 10:24
- QUAN TÂM PHÁT TRIỂN CÂC MÔN THỂ THAO TRONG HỌC SINH PHỔ THÔNG - 25/10/2021 03:11