I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập năm 2007 là trường đạo tạo đa cấp, đa ngành với các bậc học như trung cấp, cao đẳng, đại học. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho sinh viên, Trường Đại học Hà Tĩnh đã thực hiện đầy đủ những quy định của BGDĐT về nội dung chương trình GDTC trong các trường học. Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy tại trường cho thấy công tác GDTC còn có nhiều hạn chế. Đó là nguyên nhân trong các giờ học nhiều học sinh không đáp ứng được yêu cầu học tập, nhiều học sinh không thi qua ngay từ lần thứ đầu vì thể lực yếu, không đủ sức khỏe...điều này đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em và thành tích thi đua của nhà trường. Vấn đề nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trong các trường đã được rất nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Xuất phát từ lý do trên, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của nhà trường, nâng cao chất lượng trong giờ dạy GDTC cho sinh viên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy thực hành môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh".
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH.
3.1. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các giáo viên trong bộ môn giáo dục thể chất của trường.
3.1.1. Kết quả khảo sát và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung phỏng vấn là mức độ sử dụng thường xuyên ít sử dụng và không sử dụng các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học trong quá trình dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Đại học Hà Tĩnh. Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất của các giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh (n = 6)
TT |
Các hình thức tổ chức dạy học |
Kết quả phỏng vấn |
|||||
Thường xuyên |
ít sử dụng |
Không sử dụng |
|||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
||
1 |
Tổ chức dạy học theo cấp, lớp |
6 |
100 |
- |
|
- |
- |
2 |
Hình thức tổ chức phân nhóm theo nhóm học tập |
6 |
100 |
- |
- |
- |
- |
3 |
Hình thức tổ chức phân nhóm theo trình độ |
1 |
16,66 |
4 |
66,66 |
1 |
16,66 |
4 |
Hình thức tổ chức phân nhóm theo giới tính |
1 |
16,66 |
2 |
33,33 |
3 |
50,00 |
5 |
Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm không cố định |
- |
- |
- |
- |
6 |
100,00 |
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.1 cho thấy:
Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu mà giáo viên bộ môn giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Thủy sản vẫn thường sử dụng là: Giảng dạy theo lớp và theo nhóm học tập (nhóm cố định) chiếm tỷ lệ 100%. Một số giáo viên còn sử dụng hình thức tổ chức dạy học phân nhóm theo trình độ khá, trung bình, yếu kém hoặc hình thức dạy học phân nhóm theo giới tính trong cả giảng dạy nội khoá và ngoại khoá (16,66% ở mức độ thường xuyên và 33,33 đến 66,66% ở mực độ ít sử dụng). Đặc biệt là hình thức tổ chức dạy học theo nhóm không cố định thì cả 100% số giáo viên đều không sử dụng
Rõ ràng hình thức dạy học môn giáo dục thể chất của các giáo viên thể dục thể thao Trường Đại học Hà Tĩnh còn đơn điệu; Mặc dù hình thức tổ chức dạy học theo lớp và tổ cố định có thể giúp giáo viên điều hành cùng lúc nhiều học sinh. Song việc quan tâm cá biệt lại bị hạn chế rất lớn, đặc biệt là chưa tạo được sự ganh đua và phấn đấu học tập của sinh viên. Từ đó hạn chế kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên.
3.1.2. Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên thể dục thể thao Trường Đại học Hà Tĩnh.
Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất của các giáo viên thể dục thể thao Trường Đại học Hà Tĩnh (n = 6)
STT |
Các phương pháp dạy học |
Kết quả phỏng vấn |
|||||
Thường xuyên |
ít sử dụng |
Không sử dụng |
|||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
||
1 |
Phương pháp giảng giải |
6 |
100 |
- |
|
- |
- |
2 |
Phương pháp trực quan |
6 |
100 |
- |
- |
- |
- |
3 |
Phương pháp tập luyện |
6 |
100 |
- |
- |
- |
- |
4 |
Phương pháp trò chơi |
3 |
50,00 |
3 |
50,00 |
- |
- |
5 |
Phương pháp dạy học nêu vấn đề |
2 |
33,33 |
4 |
66,66 |
- |
- |
6 |
Phương pháp thi đấu |
2 |
33,33 |
4 |
66,66 |
- |
- |
7 |
Phương pháp tập luyện vòng tròn |
- |
- |
1 |
16,66 |
5 |
83,33 |
8 |
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người học |
- |
- |
1 |
16,66 |
5 |
83,33 |
9 |
Phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin |
- |
- |
- |
- |
6 |
100 |
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.2 cho thấy phần lớn giáo viên của Trường Đại học Hà Tĩnh sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, đó là các phương pháp giảng dạy kiểu thông báo (giảng giải, thị phạm minh họa) và phương pháp tập luyện lặp lại. Một số ít giáo viên cũng đã sử dụng phương pháp trò chơi, song các phương pháp dạy học mới như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh hoặc phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin còn có tỷ lệ rất ít giáo viên sử dụng. Chính vì vậy, đã không khuấy động được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và làm cho sinh viên vẫn rơi vào thế tiếp thu một cách thụ động. Rõ ràng là việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống mà các giáo viên Trường Đại học Hà Tĩnh vẫn chưa tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại lấy “người học làm trung tâm” .
Phương pháp dạy học có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập của sinh viên, để làm rõ cơ sở thực tiễn của việc cải tiến hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên thông qua việc khảo sát thực trạng phát triển thể chất và thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
3.2. Thực trạng trình độ phát triển thể chất và kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
3.2.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá.
Nội dung phỏng vấn là đánh giá mức độ ưu tiên (ưu tiên một 5 điểm, ưu tiên hai 3 điểm, ưu tiên ba 1 điểm), đối với các chỉ tiêu đánh giá thể chất cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh (n = 18)
TT |
Các chỉ tiêu thể chất |
Kết quả phỏng vấn |
|||||||
Rất quan trọng |
Quan trọng |
ít quan trọng |
Tổng điểm |
Tỷ lệ % so với điểm TĐ |
|||||
n |
Điểm |
n |
Điểm |
n |
Điểm |
||||
1 |
Chiều cao có thể (cm) |
18 |
90,00 |
- |
- |
- |
- |
90 |
100,00 |
2 |
Trọng lượng cơ thể (kg) |
17 |
85 |
1 |
3 |
|
|
88 |
97,77 |
3 |
Chỉ số Quetelet (kg/dm) |
16 |
80 |
1 |
3 |
1 |
1 |
84 |
93,33 |
4 |
Chỉ số BMI (kg/m2 ) |
6 |
80 |
1 |
3 |
1 |
1 |
84 |
93,33 |
5 |
Chỉ số công năng tim |
18 |
90 |
- |
- |
- |
- |
90 |
100,00 |
6 |
Dung tích sống tuyệt đối (lít) |
6 |
30 |
8 |
24 |
4 |
4 |
66 |
64,44 |
7 |
Dung tích sống tương đối (l/kg) |
3 |
15 |
4 |
12 |
11 |
11 |
38 |
42,22 |
8 |
Chạy 30m XFC (s) |
18 |
90 |
- |
- |
- |
- |
90 |
100,00 |
9 |
Bật xa tại chỗ (cm) |
18 |
90 |
- |
- |
- |
- |
90 |
100,00 |
10 |
Lực bóp tay thuận (kg) |
16 |
80 |
2 |
6 |
- |
- |
86 |
95,55 |
11 |
Nằm ngửa gập bụng (lần) |
16 |
80 |
2 |
6 |
- |
- |
86 |
95,55 |
12 |
Nằm sấp chống đẩy (lần) |
2 |
10 |
15 |
45 |
1 |
1 |
56 |
62,22 |
13 |
Chạy 500m (s) |
2 |
10 |
15 |
45 |
1 |
1 |
56 |
62,22 |
14 |
Chạy 5 phút (m) |
15 |
75 |
3 |
9 |
- |
- |
84 |
93,33 |
15 |
Chạy 12 phút (Test cooper) (m) |
1 |
5 |
14 |
42 |
3 |
3 |
50 |
55,55 |
16 |
Chạy con thoi 4x10m (s) |
17 |
85 |
1 |
3 |
- |
- |
88 |
97,77 |
17 |
Dẻo gập thân (cm) |
17 |
85 |
1 |
3 |
- |
- |
88 |
97,77 |
Qua bảng 3.3 ta có thể thấy: Ngoài chỉ tiêu dung tích sống tương đối và dung tích sống tuyệt đối, nằm sấp chống đẩy, chạy 500m m nữ, chạy 12' có số phiếu chỉ đạt tỷ lệ điểm từ 42,22% đến 64,44% so với tổng điểm tối đa. Bởi vậy, chúng tôi đã lựa chọn 12 chỉ tiêu đạt tỷ lệ điểm cao để đánh giá trình độ phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đó là chỉ tiêu sau:
1. Chiều cao cơ thể (cm) 2. Trọng lượng cơ thể (kg)
3. Chỉ số công năng tim 4. Chỉ số Quetelet (g/cm)
5. Chỉ số BMI (kg/dm2) 6. Chạy 30m XF cao (S)
7. Chạy 5 phút (m) 8. Bật xa tại chỗ (cm)
9. Lực bóp tay thuận. (kg) 10. Nằm ngửa gập bụng (lần)
11. Chạy con thoi 4x10m (s) 12. Dẻo gập thân (cm)
3.2.2. Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
3.2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển hình thái, chức năng sinh lý của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh:
Các kết quả nghiên cứu sự phát triển thể chất của 425 sinh viên nam nữ Trường Đại học Hà Tĩnh được trình bày trên các bảng từ bảng 3.4 đến bảng 3.8.
- Chỉ số chiều cao đứng: Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển chiều cao đứng được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4 Chỉ số chiều cao đứng (cm) của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
163,50 |
0,394 |
0,048 |
60 |
153,60 |
6,804 |
0,393 |
0,047 |
|
2 |
90 |
164,25 |
7,615 |
0,440 |
0,051 |
50 |
153,95 |
6,089 |
0,352 |
0,041 |
3 |
80 |
164,75 |
7,99 |
0,461 |
0,052 |
50 |
154,75 |
5,404 |
0,312 |
0,036 |
Từ bảng 3.4 cho thấy: Chiều cao của nam và nữ qua các năm học đều tăng lên. Mức tăng chiều cao của nam sinh viên năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất 0,75 cm, của nữ là 0,35 cm.
- Chỉ số cân nặng: Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển cân nặng được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Chỉ số cân nặng (kg) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
53,35 |
5,382 |
0,311 |
0,162 |
60 |
48,10 |
5,529 |
0,342 |
0,179 |
2 |
90 |
53,70 |
6,672 |
0,385 |
0,180 |
50 |
49,80 |
5,867 |
0,339 |
0,159 |
3 |
80 |
54,10 |
7,156 |
0,413 |
0,171 |
50 |
49,15 |
4,828 |
0,279 |
0,123 |
Bảng 3.5 cho thấy: Cân nặng của nam và nữ cũng đều tăng lên qua các năm học; Mức tăng của nam từ 0,35 – 0,4 kg/năm, của nữ tăng 0,35- 1,70 kg.
- Chỉ số Quetelet: Kết quả nghiên cứu thực trạng chỉ số Quetelet được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Chỉ số Quetelet (kg/dm) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
3,10 |
0,310 |
0,018 |
0,142 |
60 |
3,20 |
0,324 |
0,019 |
0,146 |
2 |
90 |
3,30 |
0,356 |
0,021 |
0,153 |
50 |
3,40 |
0,317 |
0,018 |
0,132 |
3 |
80 |
3,50 |
0,379 |
0,022 |
0,149 |
50 |
3,50 |
0,279 |
0,016 |
0,108 |
Các số liệu trong bảng 3.6 cho thấy: Chỉ số Quetelet của nam và nữ các năm học đều phát triển tương đối tốt mặc dầu trọng lượng cơ thể tăng song chiều cao cũng tăng nên sự phát triển của chỉ số Quetelet là tương đối ổn định.
- Chỉ số BMI: Kết quả nghiên cứu thực trạng chỉ số BMI được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Chỉ số BMI (kg/m2) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
16,20 |
1,746 |
0,101 |
0,108 |
60 |
15,90 |
2,053 |
0,119 |
0,129 |
2 |
90 |
16,50 |
1,790 |
0,103 |
0,108 |
50 |
16,75 |
2,092 |
0,121 |
0,125 |
3 |
80 |
17,30 |
2,007 |
0,116 |
0,115 |
50 |
17,10 |
1,765 |
0,102 |
0,104 |
Từ bảng 3.7 ta thấy: Không có sự khác biệt lớn giữa sinh viên các năm học. Chỉ số BMI ở các sinh viên nam năm thứ nhất và thứ ba cao hơn nữ. Nữ sinh ở năm thứ 2 có chỉ số BMI cao hơn nam sinh viên song không đáng kể.
- Chỉ số công năng tim: Kết quả nghiên cứu thực trạng chỉ số công năng tim của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Chỉ số công năng tim (HW) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
10,50 |
1,354 |
0,142 |
0,13 |
60 |
11,70 |
1,098 |
0,114 |
0,102 |
2 |
90 |
9,90 |
1,447 |
0,155 |
0,15 |
50 |
11,50 |
1,318 |
0,138 |
0,125 |
3 |
80 |
10,10 |
1,008 |
0,11 |
0,10 |
50 |
11,60 |
1,229 |
0,128 |
0,116 |
Các số liệu trong bảng 3.8 cho thấy: Chỉ số công năng tim của nam và nữ năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất. Song ở sinh viên năm thứ ba cả nam và nữ chỉ số này lại giảm đi. Kết quả này có thể có liên quan tới việc sinh viên ở năm thứ nhất và năm thứ hai được tập luyện môn GDTC chính khoá đều đặn và đạt được hiệu quả tương đối tốt.
3.2.2.2 Thực trạng phát triển thể lực của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Kết quả kiểm tra thực trạng phát triển thể lực của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnhđược trình bày từ bảng 3.9 đến bảng 3.15.
- Dẻo gập thân: kết quả kiểm tra thành tích dẻo gập thân của nam nữ sinh viên trường Cao đảng thuỷ sản được trình bày ở bảng 3.9
Bảng 3.9 Thành tích dẻo gập thân (cm) của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
N |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
15,40 |
1,623 |
0,055 |
0,152 |
60 |
15,50 |
1,55 |
0,05 |
0,14 |
2 |
90 |
16,30 |
1,622 |
0,07 |
0,161 |
50 |
16,90 |
2,79 |
0,07 |
0,16 |
3 |
80 |
17,40 |
1,547 |
0,06 |
0,129 |
50 |
17,90 |
1,62 |
0,07 |
0,14 |
Bảng 3.9 cho thấy: Thành tích dẻo gập thân của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh ở cả hai giới đều tăng dần theo năm học, thành tích của nữ tốt hơn của nam.
- Lực bóp tay thuận (kg): Kết quả nghiên cứu thành tích lực bóp tay thuận được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thành tích lực bóp tay thuận (kg) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
N |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
46,50 |
4,66 |
0,157 |
0,124 |
60 |
30,10 |
3,01 |
0,181 |
0,142 |
2 |
90 |
48,62 |
4,45 |
0,212 |
0,035 |
50 |
32,10 |
3,18 |
0,235 |
0,172 |
3 |
80 |
46,01 |
4,28 |
0,266 |
0,143 |
50 |
30,30 |
3,03 |
0,223 |
0,150 |
Từ bảng 3.10 ta thấy: Thành tích lực bóp tay thuận của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnhở cả nam và nữ năm học thứ hai tốt hơn năm thứ nhất song có sự giảm sút ở năm thứ ba. Thành tích của nam lớn hơn của nữ rất rõ rệt đó là do đặc điểm phát triển giải phẫu sinh lý cơ bắp của nam khác với nữ.
- Nằm ngửa gập bụng 30s (lần): Kết quả nghiên cứu thành tích nằm ngửa gập bụng được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thành tích nằm ngửa gập bụng (lần) của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
N |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
20,00 |
1,791 |
0,128 |
0,112 |
60 |
14,0 |
2,124 |
0,150 |
0,152 |
2 |
90 |
22,00 |
2,259 |
0,135 |
0,127 |
50 |
15,0 |
1,851 |
0,123 |
0,154 |
3 |
80 |
20,00 |
2,687 |
0,161 |
0,152 |
50 |
16,0 |
2,186 |
0,129 |
0,156 |
Các số liệu trong bảng 3.11 cho thấy: Thành tích nằm ngửa gập bụng của sinh viên nam tốt hơn sinh viên nữ. Thành tích nằm ngữa tăng nhanh ở nam thứ hai, sau đó chậm lại. Ở nữ sinh viên, mức độ tăng chậm nhưng đều hơn.
- Bật xa tại chỗ (cm): Kết quả nghiên cứu thành tích bật xa tại chỗ được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thành tích bật xa tại chỗ (cm) của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
241,00 |
14,329 |
0,827 |
0,084 |
60 |
174,90 |
17,261 |
0,997 |
0,106 |
2 |
90 |
243,40 |
17,860 |
1,031 |
0,098 |
50 |
177,80 |
17,758 |
1,025 |
0,113 |
3 |
80 |
244,70 |
20,009 |
1,155 |
0,105 |
50 |
179,20 |
13,724 |
0,792 |
0,085 |
Qua bảng 3.12 cho thấy: Thành tích bật xa tại chỗ của nam và nữ sinh viên tăng rõ rệt ở năm thứ hai. Song sang năm thứ 3 lại chậm lại.
- Chạy 30 m XPC (s): Kết quả nghiên cứu thành tích chạy 30 m XPC được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13 Thành tích chạy 30 m xuất phát cao (s) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
4,85 |
O,463 |
0,033 |
0,103 |
60 |
5,60 |
0,601 |
0,035 |
0,099 |
2 |
90 |
4,65 |
0,394 |
0,023 |
0,072 |
50 |
5,28 |
0,388 |
0,022 |
0,065 |
3 |
80 |
4,80 |
0,480 |
0,031 |
0,099 |
50 |
5,45 |
0,472 |
0,027 |
0,079 |
Qua bảng 3.13 ta thấy: Thành tích chạy 30m XPC của nam và nữ sinh viên ở các năm học, đặc biệt tăng nhanh ở năm thứ hai.
- Chạy con thoi 4x10 m (s): Kết quả nghiên cứu thành tích chạy con thoi 4x10 m được trình bày trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Thành tích chạy con thoi 4x10 m (s) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
10,85 |
0,884 |
0,051 |
0,076 |
60 |
12,10 |
1,033 |
0,060 |
0,082 |
2 |
90 |
10,10 |
0,837 |
0,048 |
0,072 |
50 |
11,80 |
0,875 |
0,050 |
0,068 |
3 |
80 |
10,20 |
0,916 |
0,053 |
0,080 |
50 |
11,50 |
1,077 |
0,062 |
0,086 |
Từ các số liệu trong bảng 3.14 cho thấy: Thành tích chạy 4x10 m của cả nam và nữ sinh viên tăng dần theo năm học, nhưng sang năm cuối thì phát triển chậm lại.
- Chạy tuỳ sức 5 phút (m): Kết quả nghiên cứu thành tích chạy tuỳ sức 5 phút được trình bày trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Thành tích chạy tuỳ sức 5 phút (m) của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
Năm học |
Nam |
Nữ |
||||||||
n |
d |
Cv |
n |
d |
Cv |
|||||
1 |
95 |
1010,70 |
97,14 |
5,608 |
0.108 |
60 |
785.0 |
96.19 |
5.553 |
0,123 |
2 |
90 |
1080,80 |
97,39 |
5,623 |
0.105 |
50 |
795.0 |
83.36 |
4.813 |
0,106 |
3 |
80 |
1049,90 |
98,81 |
5,705 |
0.104 |
50 |
820.0 |
106.50 |
6.149 |
0,131 |
Qua bảng 3.15 ta thấy: Thành tích chạy tuỳ sức 5 phút của nam nữ sinh viên tăng dần theo năm học, song cũng giống với các tố chất thể lực khác là ở năm học cuối có tốc độ phát triển chậm lại.
Để làm rõ hơn trình độ phát triển tố chất của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh, đề tài đã tiến hành so sánh các chỉ tiêu thể chất của sinh viên với người bình thường cùng nhóm tuổi. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. So sánh trình độ phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnhvới người bình thường cùng nhóm tuổi.
Giới tính |
Các nội dung |
Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh |
Thanh niên bình thường cùng nhóm tuổi |
Sự khác biệt |
|||||||
d |
Mx |
Cv |
d |
Mx |
Cv |
t |
P |
||||
Nam (nA = 60, nB >30) |
Chạy 30m xuất phát cao (s). |
4,74 |
0,47 |
0,566 |
0,069 |
4,85 |
0,532 |
0,014 |
0,110 |
1,025 |
>0,05 |
Bật xa tại chỗ (cm). |
242,6 |
24,2 |
3,03 |
0,095 |
220 |
20,8 |
0,556 |
0,095 |
2,345 |
<0,05 |
|
Lực bóp tay thuận (kg). |
46,95 |
4,50 |
0,542 |
0,095 |
44,57 |
6,426 |
0,172 |
0,144 |
1,765 |
>0,05 |
|
Nằm ngửa gập bụng (lần). |
21,5 |
2,05 |
0,270 |
0,091 |
20,00 |
400,5 |
0,167 |
0,200 |
1,825 |
>0,05 |
|
Chạy tùy sức 5 phút (m). |
1062 |
107 |
12,59 |
0,099 |
1042 |
118,0 |
3,156 |
0,125 |
1,686 |
>0,05 |
|
Chạy con thoi 4x10m (s). |
10,15 |
0,95 |
0,106 |
0,106 |
10,61 |
0,975 |
0,026 |
0,092 |
1,421 |
>0,05 |
|
Dẻo gập thân (cm). |
16,85 |
2,27 |
0,273 |
0,152 |
14,0 |
5,954 |
0,190 |
0,424 |
2,465 |
<0,05 |
|
Nữ (nA= 25, nB> 30) |
Chạy 30m xuất phát cao (s). |
5,464 |
0,521 |
1,042 |
0,097 |
6,22 |
0,621 |
0,017 |
0,100 |
2,164 |
<0,05 |
Bật xa tại chỗ (cm). |
177,35 |
17,25 |
3,85 |
0,098 |
157 |
17,16 |
0,459 |
0,108 |
2,462 |
<0,05 |
|
Lực bóp tay thuận (kg). |
30,95 |
3,314 |
0,662 |
0,098 |
28,83 |
4,742 |
0,127 |
0,164 |
1,907 |
>0,05 |
|
Nằm ngửa gập bụng (lần). |
14,25 |
1,45 |
3,90 |
0,096 |
13,00 |
3,88 |
0,104 |
0,324 |
1,876 |
>0,05 |
|
Chạy tùy sức 5 phút (m). |
805,83 |
92,4 |
18,48 |
0,100 |
721 |
96,70 |
2,585 |
0,134 |
2,176 |
<0,05 |
|
Chạy con thoi 4x10m (s). |
11,65 |
1,031 |
0,206 |
0,093 |
12,6 |
1,097 |
0,029 |
0,087 |
1,624 |
>0,05 |
|
Dẻo gập thân (cm). |
17,15 |
2,31 |
0,462 |
0,106 |
12,01 |
5,78 |
0,155 |
0,482 |
2,786 |
<0,05 |
Qua bảng 3.16 ta có thể thấy : Tất cả các chỉ tiêu thể lực của sinh viên nam và nữ trường Đại học Hà Tĩnh so với người bình thường cùng nhóm tuổi thì chỉ số bật xa tại chỗ nam, chạy 30m xuất phát cao, chạy 5 phút và dẻo gập thân của cả nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa, còn lại các chỉ tiêu khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Điều đó cũng phần nào phản ánh hiệu quả công tác GDTC ở Trường Đại học Hà Tĩnh đối với việc phát triển thể chất cho sinh viên chưa cao .
3.2.3. Thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Để đánh giá kết quả học tập đề tài tiến hành khảo sát 2 nội dung chính là:
- Tỷ lệ % phân loại kết quả điểm học tập môn giáo dục thể chất.
- Tỷ lệ % số sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
Kết quả khảo sát phân loại kết quả điểm học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên nam và nữ hai năm học đầu của 2 khóa 2018 – 2021 và 2019 – 2022 được trình bày ở bảng 3.17
Bảng 3.17: Thực trạng phân loại kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh
Khóa |
Năm học |
Giới tính |
Kết quả phân loại |
|||||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
Kém |
||||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|||
2018- 2021 |
Năm thứ 1 |
Nam (n=95) |
2 |
2,10 |
12 |
12,63 |
50 |
52,63 |
26 |
27,36 |
5 |
5,26 |
Nữ (n=60) |
1 |
1,66 |
7 |
11,66 |
30 |
50,0 |
15 |
25,00 |
7 |
11,66 |
||
Năm thứ 2 |
Nam (n=95) |
1 |
1,05 |
16 |
16,84 |
53 |
55,79 |
23 |
24,21 |
2 |
2,10 |
|
Nữ (n=60) |
2 |
3,43 |
8 |
13,33 |
33 |
55,00 |
15 |
25,00 |
2 |
3,33 |
||
2019- 2022 |
Năm thứ 1 |
Nam (n=90) |
2 |
2,22 |
12 |
13,33 |
50 |
55,55 |
24 |
26,66 |
2 |
2,22 |
Nữ (n=50) |
2 |
4,00 |
4 |
8,0 |
31 |
62,00 |
10 |
20,00 |
3 |
6,00 |
||
Năm thứ 2 |
Nam (n=90) |
3 |
3,33 |
13 |
14,44 |
53 |
58,88 |
17 |
18,88 |
4 |
4,44 |
|
Nữ (n=50) |
3 |
6,00 |
7 |
14,00 |
28 |
56,00 |
10 |
20,00 |
2 |
4,00 |
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.17 ta có thể nhận thấy: Sinh viên cả 2 gới tính nam nữ đều có tỷ lệ phân loại học tập yếu kém còn tương đối cao. Tuy ở năm thứ 2 tỷ lệ yếu kém có giảm nhưng vẫn còn tương đối lớn. Tỷ lệ học tập ở loại yếu kém ở nữ từ 24% - 36,66%, nam từ 23,32% - 32,62%. Điều đó thể hiện hiệu quả dạy học môn giáo dục thể chất còn tương đối thấp.
Thực trạng về tỷ lệ số sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thần thể các năm học của 2 khoa 2018 - 2021và khóa 2019 – 2022 được trình bày ở bảng 3.18.
Bảng 3.18: Thực trạng tỷ lệ sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể qua các năm học của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh
Khoá |
Năm học |
Giới tính |
Tỷ lệ đạt đẳng cấp |
|
Số người đạt |
Tỷ lệ % |
|||
2018- 2021 |
Năm thứ nhất |
Nam (n=95) |
39 |
41,05 |
Nữ (n=60) |
22 |
36,66 |
||
Năm thứ hai |
Nam (n=95) |
72 |
75,79 |
|
Nữ (n=60) |
34 |
56,66 |
||
2019- 2022 |
Năm thứ nhất |
Nam (n=90) |
38 |
42,22 |
Nữ (n=50) |
19 |
38,00 |
||
Năm thứ hai |
Nam (n=90) |
66 |
73,33 |
|
Nữ (n=50) |
38 |
76,00 |
Qua kết quả ở bảng 3.18 cho thấy:
Mặc dầu tỷ lệ số sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT ở năm thứ 2 cao hơn năm thứ nhất song vẫn còn tương đối thấp nam từ 73,33% đến 75,79%, nữ từ 36,66% đến 76,00%. Điều đó cũng cho thấy hiệu quả của giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh còn tương đối thấp.
Tóm lại: Từ kết quả khảo sát thực trạng thể chất và kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Thể chất của sinh viên nam nữ Trường Đại học Hà Tĩnh đều tương đối thấp nhất là trình độ phát triển các tố chất thể lực.
- Kết quả học tập môn giáo dục thể chất cho thấy: Tỷ lệ học sinh loại yếu kém còn tương đối lớn (23,96% đến 36,66%), tỷ lệ sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT cũng còn tương đối thấp (36,66% đến 76,00%).
Thực trạng này đã phản ánh hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục Thể chất ở Trường Đại học Hà Tĩnh còn ở mức tương đối thấp. Kết quả này do nhiều nguyên nhân song không thể tách khỏi nguyên nhân hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Đại học Hà Tĩnh còn chưa hợp lý và chưa phát huy được hiệu quả cao.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
1. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Đại học Hà Tĩnh còn tương đối đơn điệu. Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu được sử dụng là hình thức dạy học chính khóa theo lớp học từ 30- 60 người. Trong phân nhóm tập luyện chủ yếu phân theo nhóm học tập cố định.
Về phương pháp dạy học chủ yếu dùng phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp tập luyện luân lưu dòng chảy và tập luyện lặp lại. Việc kết hợp các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao lượng vận động như phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện vòng tròn… còn ít, hoặc không được sử dụng.
Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên trường Cao đẳng Thủy sản còn thấp, nhiều chỉ tiêu thể lực chất so với người bình thường cũng không có sự khác biệt, đồng thời có xu hướng giảm dần ở năm học cuối.
2. Quá trình nghiên cứu đề tài đã đổi mới các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học như sau:
- Hình thức tổ chức dạy học:
Dạy hoc chính khóa kết hợp chặt chẽ với phụ đạo ngoại khóa và ngoại khóa tự nguyên.
Tổ chức dạy học trên lớp lấy dạy học theo lớp là chính kết hợp dạy học phân nhóm không cố định.
- Phương pháp dạy học
Lấy phương pháp tập luyện luân lưu các bài tập có lượng vận động định mức chặt chẽ kết hợp với các phương pháp trò chơi ở phần khởi động và phương pháp vòng tròn cho nội dung tập thể lực ở cuối phần cơ bản của giáo án.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra thi đấu đánh giá kết quả tập luyện hàng tuần theo tiêu chí đã công bố trước cho sinh viên.
Các hình thức và phương pháp dạy học trên đã được kiểm định quá thực nghiệm trên 63 sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian một năm học đã cho kết quả: Nhịp tăng trưởng và trình độ phát triển thể chất và điểm học tập, tỷ lệ sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT của nhóm sinh viên tập luyện cho hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện cải tiến đà tốt hơn hẳn nhóm tập luyện theo hình thức và phương pháp tập luyện thông lệ của các giáo viên Trường Đại học Hà Tĩnh với độ tin cậy thống kê cần thiết (P < 0,05).
B. Kiến nghị
1. Các giáo viên của Bộ môn giáo dục thể chất Trường Đại học Hà Tĩnh có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào quá trình dạy học cho sinh viên.
2. Các trường đại học và cao đẳng không chuyên thể dục thể thao ở khu vực Hà Tĩnh có thể căn cứ vào điều kiện sân bãi dụng cụ và số lượng giáo viên của trường mình để ứng dụng hợp lý các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất.
3. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học không chuyên TDTT.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Kỳ Anh (1992), Thể lực thế hệ trẻ Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường học các cấp, Nxb TDTT Hà Nội .
3. Apduliana (1976), Những vấn đề giảng dạy giáo dục học đại cương cho giáo viên tương lai, Nxb giáo dục Hà Nội
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960), Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường công tác TDTT và công tác giáo dục- đào tạo trong giai đoạn mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960), Báo cáo chính trị của BCH TW Lê Khánh Bằng dịch NXb Đại học Quốc gia Đảng cộng sản khoá III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Ban Bí thư TW Đảng khoá III (1960), chỉ thị 181/CT TW tăng cường TDTTtrong những năm tiếp theo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Ban Bí thư Trung ương Đảng (28/2/1962), Chỉ thị 38-CT/TW về tăng cường công tác thể thao quốc phòng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Ban Bí thư Trung ương Đảng (18/11/1975), Chỉ thị số 227- CT/TW về công tác giáo dục thể thao trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tin mới
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA GDTC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TƯƠNG LAI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH - 08/04/2023 12:07
- LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN - 08/04/2023 12:04
- LỰA CHỌN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HỌC GDTC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐAỊ HỌC HÀ TĨNH - 21/02/2023 05:42
- TÌM HIỂU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ THỂ DỤC THỂ THAO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH. - 16/12/2022 03:17
- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH - 13/09/2022 03:42
Các tin khác
- TÁC DỤNG CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO ĐỐI VỚI CƠ THỂ - 14/06/2022 03:22
- TÁC DỤNG CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO ĐỐI VỚI CƠ THỂ - 14/06/2022 03:22
- NGHIÊN CỨU VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH - 19/05/2022 08:19
- THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH - 15/04/2022 14:11
- LỢI ÍCH CỦA CHẠY CHẬM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE - 21/03/2022 09:07