CHẠY CỰ LI TRUNG BÌNH - VIỆT DÃ ĐỐI VỚI SỨC BỀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
Phan Văn Trường
Bộ môn Giáo dục thể chất
Tóm tắt
Trong tập luyện TDTT rất cần sự kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì mới mang lại hiệu qủa như mong muốn. Trong khuôn khổ và chừng mực nhất định của đề tài đã đưa ra một số biện pháp đó là hệ thống bài tập đa dạng, phong phú và chế độ sử dụng dinh dưỡng trong tập luyện đã góp phần mang lại hiệu quả cho mục đích giáo dục sức bền cho Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh. Chính sự mới mẻ, phong phú của bài tập và chế độ dinh dưỡng hợp lí đã kích thích được sự hứng thú đối với môn học.
Từ khóa: Sinh viên Trường đại học Hà Tĩnh, sức bền, dinh dưỡng, bài tập
RUNNING THE MIDDLE - VIETNAMESE FIELD OF STUDENTS OF HA TINH UNIVERSITY
Summary
In training sport, it is necessary to combine with proper nutrition to bring about the desired effect. Within the framework and
A certain number of measures have been proposed, which include a variety of exercise systems, a variety of nutritional regimens, and a diet regimen that contribute to the effectiveness of endurance education. Students of Ha Tinh University. The freshness, abundance of exercise and proper nutrition stimulate interest in the subject.
Keywords: Ha Tinh University students, endurance, nutrition, exercise
Giáo dục thể chất nói chung, rèn luyện thể lực nói riêng rất quan trọng đối với học sinh, sinh viên, vận động viên…
Hiện nay vấn đề thể lực rất quan trọng đối với học sinh, sinh viên cũng như vận động viên. Học tập và rèn luyện để nâng cao thể lực của sinh viên, vận động viên không những giới chuyên môn quan tâm mà còn được sự quan tâm của toàn xã hội. Thể lực của sinh viên, vận động viên của Việt Nam so với khu vực và thế giới thì đang ở mức thấp. Đặc biệt là sức bền(một trong 5 tố chất thể lực của cơ thể). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thể lực kém đó là: chế độ dinh dưỡng thấp, điều kiện tập luyện kém, phương pháp huấn luyện chưa khoa học, sự hiểu biết về tác dụng của việc tập luyện Thể dục Thể thao đối với cơ thể còn ít, ý thức tập luyện thấp, lối sống không lành mạnh, sự ô nhiễm môi trường…
Thực trạng hiện nay cho thấy sinh viên rất thờ ơ với việc rèn luyện thể lực, nâng cao thể lực, rèn luyện để phát triển sức bền còn ít, chưa thực sự “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”. Bởi thế mà trong khuôn khổ của đề tài này chỉ mới đề cập đến một khía cạnh hẹp đó là: “Chạy cự ly Trung bình – Việt dã đối với sức bền cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh”.
- Mang lại tầm nhìn về tác dụng của chạy cự li Trung bình- Việt dã đối với sự phát triển sức bền.
- Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên
- Cải tiến phương pháp học và luyện tập của sinh viên
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về tác dụng của chạy cự li Trung bình- Việt dã đối với sự phát triển sức bền
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu về thực trạng dạy học môn chạy cự li Trung bình- Việt dã tại trường Đại học Hà Tĩnh
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng hệ thống bài tập thể lực cụ thể nhằm nâng cao sức bền cho sinh viên K8 và K9 Trường Đại học Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu: Đọc và phân tích tài liệu, Quan sát Sư phạm, Kiểm tra test Tổng hợp, so sánh, Toán học thống kê
2.1.Tác dụng của chạy cự li Trung bình- Việt dã đối với sự phát triển sức bền.
Việc học và tập luyện chạy cự li trung bình – việt dã có cơ chế rất phức tạp và có các tác động dẫn tới những thay đổi cả về hình thái và chức năng của cơ thể người tập. Đó là các thay đổi tốt trong cấu trúc của cơ, khớp, dây chằng, về tỉ lệ giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể (giảm tỉ lệ mỡ thừa tích lũy trong cơ thể tập luyện sức bền đã là lối thoát cho nhiều người, nhất là phụ nữ để loại bỏ lượng mỡ dư thừa và có dáng vóc cân đối), rèn luyện cho các cơ quan nội tạng quen với hoạt động sức bền.
Với những vấn đề cơ bản về sức bền và tác dụng của nó không phải ai cũng dễ dàng hiểu và thực hiện một cách có hiệu quả.
2.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thực tế ở trường ĐHHT việc dạy học môn chay cự li Trung bình- Việt dã chỉ áp dụng cho sinh viên chuyên ngành TDTT, riêng môn chạy cự li trung bình thì áp dụng cho tất cả các đối tượng sinh viên không chuyên. Nhưng thực tế kết quả của việc dạy học chưa cao.
Vì lí do là:
- Đội ngũ giảng viên giảng dạy chưa được chuyên sâu về chuyên ngành cho nên còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn thiếu và kém chất lượng
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thể lực cụ thể nhằm nâng cao sức bền cho sinh viên K8 và K9 Trường Đại học Hà Tĩnh.
Để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với quá trình giảng dạy . Tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn và khảo sát 30 giảng viên của trường Đại học Vinh và trường Đại học Hà Tĩnh.
Kết quả điều tra, khảo sát và phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả điều tra, khảo sát và phỏng vấn bài tập thể lực đưa vào ứng dụng
Bài tập thể lực |
TT |
Nội dung |
Số phiếu tán thành |
Tỉ lệ % |
Sức bền chung
|
1 |
Chạy tốc độ chậm và đều(50% tốc độ tối đa) 30 P-1 H ở đường thẳng |
15 |
50% |
2 |
Chạy tốc độ chậm và đều(50% tốc độ tối đa) 15P-30 P ở đường vòng |
24 |
80% |
|
3 |
Chạy tốc độ chậm và đều(50% tốc độ tối đa),10P- 15P ở đường dốc 30- 45độ, độ dài dốc 80-100m |
27 |
90% |
|
4 |
Chạy tốc độ 60-75% tốc độ tối đa(khoảng 400-600m với nữ và 800 -1000m) quãng nghỉ 3-4 phút, số lần lặp lại 3 -5 lần. |
24 |
80% |
|
5 |
Chạy nhanh kết hợp chạy chậm(chạy nhanh không quá 75% tốc độ tối đa, 200 - 400m) quãng nghỉ 3-4 phút, số lần lặp lại 3 -5 lần. |
23 |
77% |
|
Sức bền chuyên môn |
1 |
Chạy 60 – 80 m tốc độ tới hạn, thời gian 8 – 10s thời gian nghỉ giữa quãng là 2- 3 phút, số lần lặp lại 3-5 lần |
21 |
70% |
2 |
chạy tốc độ tới hạn(4l x100m) + (3l x 100m) + (3l x 100m), quãng nghỉ là 2- 3 phút |
24 |
80% |
|
3 |
Chạy 200 – 600m với tốc độ 90-95% tốc độ tối đa, thời gian từ 25- 2 phút, số lần lặp lại mỗi tổ bài tập là 3-4 lần, thời gian nghỉ giữa 2 tổ dài 15-20 phút để thanh toán nợ ôxi |
15 |
50% |
|
4 |
Chạy 400 – 500m đối với nam và 200-300m với nữ trong chạy CLTB; chạy 300- 600m với nữ và 500-1000m với nam trong CVD(tốc độ chạy vừa nhanh vừa chậm nhưng chạy nhanh với tốc độ 90-95% tốc độ tối đa, số lần lặp lại 3- 5 lần, quãng nghỉ 5- 10 phút) |
21 |
70% |
|
5 |
Chạy lặp lại cự li 150-600m đối với nữ, 400- 1000m đối với nam, thời gian nghỉ giữa 2 lần lặp lại từ 4- 7 phút. |
21 |
70% |
|
6 |
Chạy trên đường dốc 30-45o, độ dài đường dốc 80-100m, với tốc độ 80-90% tốc độ tối đa, số lần lặp lại 3-5 lần, quãng nghỉ 2-4 phút. |
27 |
90% |
|
7 |
Trò chơi vận động dưới hình thức thi đấu( Chạy tiếp sức coi thoi) |
24 |
80% |
Qua kết quả ở bảng 1 những bài tập có tỉ lệ trên 70% chọn làm bài tập ứng dụng.
2.4. Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng bài tập thể lực nhằm nâng cao sức bền cho sinh viên K8 và K9 Trường Đại học Hà Tĩnh.
2.4.1. Tổ chức thực nghiệm
Toàn bộ quá trình thực nghiệm được diễn ra trong vòng 10 tuần với số tiết là 30. Đề tài tiến hành thực nghiệm trên nhóm sinh viên K8 và K9 khoa LLCT, khoa KT Trường Đại học Hà Tĩnh. Mỗi lớp chia thành 2 nhóm, nhóm 1 là nhóm thực nghiệm gồm 15 sinh viên nam, nhóm 2 là nhóm đối chứng gồm 15 sinh viên nam
Bảng 2: So sánh thành tích chạy cự li trung bình (nam 1500m) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm (n = 15)
K 8
|
K9 |
|||
nhóm CSTK
|
NTN (n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
NTN ( n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
330s |
325 |
325 |
327 |
|
± δ |
15 |
11 |
12 |
11 |
t(tính) |
1,5 |
1,5 |
||
t(bảng) |
1,96 |
|||
P |
> 0,05 |
Kết quả ở bảng 2 ta thấy thành tích chạy cự li trung bình của NĐC và NTN cả 2 khóa TTN, sự khác biệt 2 số trung bình quan sát không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05. vậy thành tích chạy cự li trung bình của 2 nhóm là tương đương
2.4.2. Đánh giá hiệu quả bài tập
Sau thời gian 9 tuần thực nghiệm thì kiểm tra lần 2 và cho kết quả ở bảng 3
Bảng 3. So sánh kết quả thành tích chạy cự li trung bình trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm (n = 15)
Lớp
|
K 8 |
K9 |
||
CSTK |
TTN ( n = 15) |
STN ( n = 15) |
TTN ( n = 15) |
STN ( n = 15) |
330 |
270 |
325 |
260 |
|
± δ |
15 |
12 |
12 |
11 |
t(tính) |
2,7 |
2,5 |
||
t(bảng) |
1,96 |
|||
P |
< 0,01 |
Từ kết quả bảng 3, ta thấy ở K8 t(tính) = 2,7 > t(bảng) = 1,96. Như vậy, thành tích chạy cự li trung bình của NTN trước và sau thực nhiệm đã có sự khác biệt với ngưỡng xác suất P < 0,01. Tương tự ở K9 cũng vậy t(tính) = 2,5 > t(bảng) = 1,96. Sự khác biệt 2 số trung bình quan sát có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,01. Điều đó có nghĩa là sau 9 tuần tập bài tập thể lực mà đề tài lựa chọn thì thành tích chạy cự li trung bình đã được nâng lên.
Bảng 4. So sánh thành tích chạy cự li trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm(n = 15)
Lớp nhóm CSTK |
K 8 |
K9 |
||
NTN ( n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
NTN ( n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
|
270 |
300 |
260 |
295 |
|
± δ |
12 |
13 |
11 |
12 |
t(tính) |
2,4 |
2,2 |
||
t(bảng) |
1,96 |
|||
P |
< 0,05 |
Kết quả ở bảng 4 cho thấy t(tính) > t(bảng). Sự khác biệt 2 số trung bình quan sát đã có ý nghĩa với ngưỡng xác suất P < 0,05. Chúng ta có thể khẳng định rằng bài tập mà đề tài lựa chọn đã mang lại hiệu quả.
Ngoài các bài tập thể lực mà đề tài đã chọn ở trên thì đề tài còn kết hợp một biện pháp nữa là cách sử dụng chế độ dinh dưỡng cho tập luyện môn chạy cự li trung bình và chạy việt dã.
2.5. Chế độ dinh dưỡng cho tập luyện môn chạy cự li trung bình - việt dã.
Dinh dưỡng hợp lí: Cân bằng năng lượng, nguồn năng lượng thích hợp
Trong thực phẩm, tỉ lệ giữa gluxit, lipit và protit thích hợp sẽ có lợi cho quá trình trao đổi chất. Tỉ lệ đó là: Protit Lipit Gluxit
1 1 4
Và năng lượng cung cấp tương ứng là: 14% 28% 58%
Đối với VĐV là những người ít lipit thì tỉ lệ đó là:
1 ( 15% ) 0,7-0,8 ( 24-25% ) 4(60%)
Bảng 6. Nhu cầu vitamin cho người bình thường và VĐV(mg/ngày) (Tài liệu của Trung Quốc).
|
A |
B1 |
B2 |
PP |
C |
D |
E |
Người bình thường |
1,5 |
1,5 |
2 |
20 |
75 |
2 |
6 |
VĐV các môn sức mạnh - tốc độ |
2 |
4 – 6 |
5 |
25 |
100-200 |
2 |
7 |
VĐV các môn sức bền |
2 |
6 –10 |
4 |
25-30 |
100-200 |
2 |
10 |
Thức ăn dễ tiêu
Sau đây là bảng thức ăn mang tính kiềm và tính axit:
Bảng 7. Các thức ăn mang tính kiềm (Tài liệu nước ngoài).
Thức ăn |
Nồng độ kiềm |
thức ăn |
nồng độ kiềm |
Thức ăn biển |
+ 14,60 |
Quýt |
+ 6,20 |
Đậu bốn mùa |
+ 12,00 |
Dưa hấu |
+ 5,80 |
Mướp đắng |
+ 9,40 |
Đậu |
+ 5,20 |
Mướp |
+ 9,23 |
Đậu vàng |
+ 4,60 |
Rau(5gam) |
+ 3,89 |
Đậu phụ |
+ 2,20 |
Lê |
+ 8,20 |
Sữa bò |
+ 0,32 |
Táo |
+ 7,8 |
|
|
Bảng 8. Các thức ăn có tính axit (Tài liệu nước ngoài).
Thức ăn |
Nồng độ axit |
Thức ăn |
Nồng độ axit |
Lòng đỏ trứng |
- 18,80 |
Gạo lức |
- 11,67 |
Thịt gà |
- 7,60 |
Bột mì |
- 10,10 |
Cá |
- 6,60 |
Bánh phở |
- 6,50 |
Thịt lợn |
- 5,60 |
Rượu, bia |
- 4,80 |
Thịt bò |
- 5,70 |
Lạc |
- 3,00 |
Gan cá |
- 4,80 |
Bánh bao |
- 0,80 |
Tôm |
- 1,80 |
|
|
e. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống gồm số lần, thời gian và thức ăn, uống. Nên ăn uống đúng giờ. Ngoài 3 bữa ăn chính tốt nhất có 1-2 lần ăn phụ
g. Cung cấp nước đầy đủ.
Trước khi tập luyện hoặc thi đấu khoảng 10- 30 phút cần uống 400-600ml nước. Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu cứ 15-20 phút thì uống 100-200ml nước mát (6- 12oC). Sau đợt vận động uống khoảng 500-600ml/giờ.
Có ba phương pháp bổ sung đường trực tiếp:
1. Thức ăn thường – Thức ăn nhiều đường – Thi đấu;
2. Thức ăn thường – Tập luyện - Thức ăn nhiều đường – Thi đấu;
3. Thức ăn thường – Tập luyện – Thức ăn nhiều đạm và mỡ - Thức ăn nhiều đường – Thi đấu.
Sau đây là bảng cấu tạo thức ăn của phương pháp bổ sung đường trực tiếp
Bảng 9. cấu tạo thức ăn của phương pháp bổ sung đường trực tiếp (Tài liệu nước ngoài).
Các loại thức ăn |
Cấu tạo thức ăn(% nhiệt lượng) |
||
Protit |
Lipit |
Gluxit |
|
Thức ăn thường |
13% |
26% |
76% 35% trái cây |
Thức ăn nhiều đường |
17% |
7% |
|
Thức ăn nhiều đạm, đường |
70% |
20% |
10% ít dùng đường nấu |
Trong chạy cự li trung bình nhu cầu và tỉ lệ nguồn năng lượng trong thời kỳ tập luyện với lượng vận động lớn(g/kg cân nặng/ngày) theo tài liệu của Liên Xô trước đây là:
Protit Lipit Gluxit Tỉ lệ
2,4 – 2,8 2.0 – 2,1 10,3 – 12,0 1: 0,8: 4,3
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên của đề tài rút ra một số kết luận sau:
Như vậy, trong tập luyện TDTT rất cần sự kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì mới mang lại hiệu qủa như mong muốn. Trong khuôn khổ và
chừng mực nhất định của đề tài đã đưa ra một số biện pháp đó là hệ thống bài tập đa dạng, phong phú và chế độ sử dụng dinh dưỡng trong tập luyện đã góp phần mang lại hiệu quả cho mục đích giáo dục sức bền cho Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
- Việc ứng dụng các bài tập thể lực và chế độ dinh dưỡng mà đề tài lựa chọn đã kích thích tính tự giác, tích cực học tập của sinh viên.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ứng dụng các bài tập thể lực sau 9 tuần tập luyện đã nâng cao được thành tích chạy cự li trung bình hay sức bền của sinh viên K8, K9 khoa LLCT, khoa KT Trường đại học Hà Tĩnh đã được nâng lên.
- Từ việc nâng cao thành tích chạy cự li trung bình cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh để giải quyết nhiệm vụ, yêu cầu môn học và đồng nghĩa với việc thể lực sức bền đã được nâng lên, đó chính là mục đính dạy học .
2. Kiến nghị
- Đối với giảng viên cần tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn
- Nhà trường cần tuyển dụng và sử dụng giảng viên cho phù hợp chuyên sâu, chuyên ngành hẹp.
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở vật chất, dụng cụ TDTT phục vụ dạy học.
- Sinh viên cần phải tự ý thức học tập, rèn luyện .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. A.Macarôp,Chạy cự li trung bình và dài, NXB TDTT; Matxcơva – 1973
[2]. E. Talaga, Từ điển các bài tập thể lực, NXB TDTT, Matxcơva, 1998
[3]. Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân, Chạy tiếp sức, cự li trung bình, cự li dài, việt dã; (Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP). NXBGD, H,2000.
[4]. Trường ĐTDTT I, Điền kinh (Sách giáo khoa dùng cho SV ĐHTDTT) NXB TDTT, H, 2000.
[5]. Quang Hưng – Nguyễn Hùng – Thế xuân, Tìm hiểu điền kinh thế giới, NXB TDTT, H, 2002.
[6]. Triệu Pháp Lực(Trung Quốc), Dinh dưỡng và sức khỏe. 1987.
[7]. The Olympic book of Sports Medicine. Vol.I. of the Encyclopacdia of Sports Medicine and IOC publication, 1988.
[8]. D.S.Tunstall Pedol 1994. Exercise, Sports and Athletics. Human nutrition and dietetics. Ninth edition, p.409 – 419.
[9]. Drug Formulary XI th Asian Game, Bejjing – 1990.
[10]. Tạp chí sức khỏe . 1999.
CHẠY CỰ LI TRUNG BÌNH - VIỆT DÃ ĐỐI VỚI SỨC BỀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
Phan Văn Trường
Trường Đại học Hà Tĩnh
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tóm tắt
Trong tập luyện TDTT rất cần sự kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì mới mang lại hiệu qủa như mong muốn. Trong khuôn khổ và chừng mực nhất định của đề tài đã đưa ra một số biện pháp đó là hệ thống bài tập đa dạng, phong phú và chế độ sử dụng dinh dưỡng trong tập luyện đã góp phần mang lại hiệu quả cho mục đích giáo dục sức bền cho Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh. Chính sự mới mẻ, phong phú của bài tập và chế độ dinh dưỡng hợp lí đã kích thích được sự hứng thú đối với môn học.
Từ khóa: Sinh viên Trường đại học Hà Tĩnh, sức bền, dinh dưỡng, bài tập
RUNNING THE MIDDLE - VIETNAMESE FIELD OF STUDENTS OF HA TINH UNIVERSITY
Summary
In training sport, it is necessary to combine with proper nutrition to bring about the desired effect. Within the framework and
A certain number of measures have been proposed, which include a variety of exercise systems, a variety of nutritional regimens, and a diet regimen that contribute to the effectiveness of endurance education. Students of Ha Tinh University. The freshness, abundance of exercise and proper nutrition stimulate interest in the subject.
Keywords: Ha Tinh University students, endurance, nutrition, exercise
Giáo dục thể chất nói chung, rèn luyện thể lực nói riêng rất quan trọng đối với học sinh, sinh viên, vận động viên…
Hiện nay vấn đề thể lực rất quan trọng đối với học sinh, sinh viên cũng như vận động viên. Học tập và rèn luyện để nâng cao thể lực của sinh viên, vận động viên không những giới chuyên môn quan tâm mà còn được sự quan tâm của toàn xã hội. Thể lực của sinh viên, vận động viên của Việt Nam so với khu vực và thế giới thì đang ở mức thấp. Đặc biệt là sức bền(một trong 5 tố chất thể lực của cơ thể). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thể lực kém đó là: chế độ dinh dưỡng thấp, điều kiện tập luyện kém, phương pháp huấn luyện chưa khoa học, sự hiểu biết về tác dụng của việc tập luyện Thể dục Thể thao đối với cơ thể còn ít, ý thức tập luyện thấp, lối sống không lành mạnh, sự ô nhiễm môi trường…
Thực trạng hiện nay cho thấy sinh viên rất thờ ơ với việc rèn luyện thể lực, nâng cao thể lực, rèn luyện để phát triển sức bền còn ít, chưa thực sự “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”. Bởi thế mà trong khuôn khổ của đề tài này chỉ mới đề cập đến một khía cạnh hẹp đó là: “Chạy cự ly Trung bình – Việt dã đối với sức bền cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh”.
- Mang lại tầm nhìn về tác dụng của chạy cự li Trung bình- Việt dã đối với sự phát triển sức bền.
- Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên
- Cải tiến phương pháp học và luyện tập của sinh viên
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về tác dụng của chạy cự li Trung bình- Việt dã đối với sự phát triển sức bền
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu về thực trạng dạy học môn chạy cự li Trung bình- Việt dã tại trường Đại học Hà Tĩnh
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng hệ thống bài tập thể lực cụ thể nhằm nâng cao sức bền cho sinh viên K8 và K9 Trường Đại học Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu: Đọc và phân tích tài liệu, Quan sát Sư phạm, Kiểm tra test Tổng hợp, so sánh, Toán học thống kê
2.1.Tác dụng của chạy cự li Trung bình- Việt dã đối với sự phát triển sức bền.
Việc học và tập luyện chạy cự li trung bình – việt dã có cơ chế rất phức tạp và có các tác động dẫn tới những thay đổi cả về hình thái và chức năng của cơ thể người tập. Đó là các thay đổi tốt trong cấu trúc của cơ, khớp, dây chằng, về tỉ lệ giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể (giảm tỉ lệ mỡ thừa tích lũy trong cơ thể tập luyện sức bền đã là lối thoát cho nhiều người, nhất là phụ nữ để loại bỏ lượng mỡ dư thừa và có dáng vóc cân đối), rèn luyện cho các cơ quan nội tạng quen với hoạt động sức bền.
Với những vấn đề cơ bản về sức bền và tác dụng của nó không phải ai cũng dễ dàng hiểu và thực hiện một cách có hiệu quả.
2.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thực tế ở trường ĐHHT việc dạy học môn chay cự li Trung bình- Việt dã chỉ áp dụng cho sinh viên chuyên ngành TDTT, riêng môn chạy cự li trung bình thì áp dụng cho tất cả các đối tượng sinh viên không chuyên. Nhưng thực tế kết quả của việc dạy học chưa cao.
Vì lí do là:
- Đội ngũ giảng viên giảng dạy chưa được chuyên sâu về chuyên ngành cho nên còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn thiếu và kém chất lượng
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thể lực cụ thể nhằm nâng cao sức bền cho sinh viên K8 và K9 Trường Đại học Hà Tĩnh.
Để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với quá trình giảng dạy . Tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn và khảo sát 30 giảng viên của trường Đại học Vinh và trường Đại học Hà Tĩnh.
Kết quả điều tra, khảo sát và phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả điều tra, khảo sát và phỏng vấn bài tập thể lực đưa vào ứng dụng
Bài tập thể lực |
TT |
Nội dung |
Số phiếu tán thành |
Tỉ lệ % |
Sức bền chung
|
1 |
Chạy tốc độ chậm và đều(50% tốc độ tối đa) 30 P-1 H ở đường thẳng |
15 |
50% |
2 |
Chạy tốc độ chậm và đều(50% tốc độ tối đa) 15P-30 P ở đường vòng |
24 |
80% |
|
3 |
Chạy tốc độ chậm và đều(50% tốc độ tối đa),10P- 15P ở đường dốc 30- 45độ, độ dài dốc 80-100m |
27 |
90% |
|
4 |
Chạy tốc độ 60-75% tốc độ tối đa(khoảng 400-600m với nữ và 800 -1000m) quãng nghỉ 3-4 phút, số lần lặp lại 3 -5 lần. |
24 |
80% |
|
5 |
Chạy nhanh kết hợp chạy chậm(chạy nhanh không quá 75% tốc độ tối đa, 200 - 400m) quãng nghỉ 3-4 phút, số lần lặp lại 3 -5 lần. |
23 |
77% |
|
Sức bền chuyên môn |
1 |
Chạy 60 – 80 m tốc độ tới hạn, thời gian 8 – 10s thời gian nghỉ giữa quãng là 2- 3 phút, số lần lặp lại 3-5 lần |
21 |
70% |
2 |
chạy tốc độ tới hạn(4l x100m) + (3l x 100m) + (3l x 100m), quãng nghỉ là 2- 3 phút |
24 |
80% |
|
3 |
Chạy 200 – 600m với tốc độ 90-95% tốc độ tối đa, thời gian từ 25- 2 phút, số lần lặp lại mỗi tổ bài tập là 3-4 lần, thời gian nghỉ giữa 2 tổ dài 15-20 phút để thanh toán nợ ôxi |
15 |
50% |
|
4 |
Chạy 400 – 500m đối với nam và 200-300m với nữ trong chạy CLTB; chạy 300- 600m với nữ và 500-1000m với nam trong CVD(tốc độ chạy vừa nhanh vừa chậm nhưng chạy nhanh với tốc độ 90-95% tốc độ tối đa, số lần lặp lại 3- 5 lần, quãng nghỉ 5- 10 phút) |
21 |
70% |
|
5 |
Chạy lặp lại cự li 150-600m đối với nữ, 400- 1000m đối với nam, thời gian nghỉ giữa 2 lần lặp lại từ 4- 7 phút. |
21 |
70% |
|
6 |
Chạy trên đường dốc 30-45o, độ dài đường dốc 80-100m, với tốc độ 80-90% tốc độ tối đa, số lần lặp lại 3-5 lần, quãng nghỉ 2-4 phút. |
27 |
90% |
|
7 |
Trò chơi vận động dưới hình thức thi đấu( Chạy tiếp sức coi thoi) |
24 |
80% |
Qua kết quả ở bảng 1 những bài tập có tỉ lệ trên 70% chọn làm bài tập ứng dụng.
2.4. Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng bài tập thể lực nhằm nâng cao sức bền cho sinh viên K8 và K9 Trường Đại học Hà Tĩnh.
2.4.1. Tổ chức thực nghiệm
Toàn bộ quá trình thực nghiệm được diễn ra trong vòng 10 tuần với số tiết là 30. Đề tài tiến hành thực nghiệm trên nhóm sinh viên K8 và K9 khoa LLCT, khoa KT Trường Đại học Hà Tĩnh. Mỗi lớp chia thành 2 nhóm, nhóm 1 là nhóm thực nghiệm gồm 15 sinh viên nam, nhóm 2 là nhóm đối chứng gồm 15 sinh viên nam
Bảng 2: So sánh thành tích chạy cự li trung bình (nam 1500m) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm (n = 15)
K 8
|
K9 |
|||
nhóm CSTK
|
NTN (n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
NTN ( n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
330s |
325 |
325 |
327 |
|
± δ |
15 |
11 |
12 |
11 |
t(tính) |
1,5 |
1,5 |
||
t(bảng) |
1,96 |
|||
P |
> 0,05 |
Kết quả ở bảng 2 ta thấy thành tích chạy cự li trung bình của NĐC và NTN cả 2 khóa TTN, sự khác biệt 2 số trung bình quan sát không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05. vậy thành tích chạy cự li trung bình của 2 nhóm là tương đương
2.4.2. Đánh giá hiệu quả bài tập
Sau thời gian 9 tuần thực nghiệm thì kiểm tra lần 2 và cho kết quả ở bảng 3
Bảng 3. So sánh kết quả thành tích chạy cự li trung bình trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm (n = 15)
Lớp
|
K 8 |
K9 |
||
CSTK |
TTN ( n = 15) |
STN ( n = 15) |
TTN ( n = 15) |
STN ( n = 15) |
330 |
270 |
325 |
260 |
|
± δ |
15 |
12 |
12 |
11 |
t(tính) |
2,7 |
2,5 |
||
t(bảng) |
1,96 |
|||
P |
< 0,01 |
Từ kết quả bảng 3, ta thấy ở K8 t(tính) = 2,7 > t(bảng) = 1,96. Như vậy, thành tích chạy cự li trung bình của NTN trước và sau thực nhiệm đã có sự khác biệt với ngưỡng xác suất P < 0,01. Tương tự ở K9 cũng vậy t(tính) = 2,5 > t(bảng) = 1,96. Sự khác biệt 2 số trung bình quan sát có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,01. Điều đó có nghĩa là sau 9 tuần tập bài tập thể lực mà đề tài lựa chọn thì thành tích chạy cự li trung bình đã được nâng lên.
Bảng 4. So sánh thành tích chạy cự li trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm(n = 15)
Lớp nhóm CSTK |
K 8 |
K9 |
||
NTN ( n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
NTN ( n = 15) |
NĐC ( n = 15) |
|
270 |
300 |
260 |
295 |
|
± δ |
12 |
13 |
11 |
12 |
t(tính) |
2,4 |
2,2 |
||
t(bảng) |
1,96 |
|||
P |
< 0,05 |
Kết quả ở bảng 4 cho thấy t(tính) > t(bảng). Sự khác biệt 2 số trung bình quan sát đã có ý nghĩa với ngưỡng xác suất P < 0,05. Chúng ta có thể khẳng định rằng bài tập mà đề tài lựa chọn đã mang lại hiệu quả.
Ngoài các bài tập thể lực mà đề tài đã chọn ở trên thì đề tài còn kết hợp một biện pháp nữa là cách sử dụng chế độ dinh dưỡng cho tập luyện môn chạy cự li trung bình và chạy việt dã.
2.5. Chế độ dinh dưỡng cho tập luyện môn chạy cự li trung bình - việt dã.
Dinh dưỡng hợp lí: Cân bằng năng lượng, nguồn năng lượng thích hợp
Trong thực phẩm, tỉ lệ giữa gluxit, lipit và protit thích hợp sẽ có lợi cho quá trình trao đổi chất. Tỉ lệ đó là: Protit Lipit Gluxit
1 1 4
Và năng lượng cung cấp tương ứng là: 14% 28% 58%
Đối với VĐV là những người ít lipit thì tỉ lệ đó là:
1 ( 15% ) 0,7-0,8 ( 24-25% ) 4(60%)
Bảng 6. Nhu cầu vitamin cho người bình thường và VĐV(mg/ngày) (Tài liệu của Trung Quốc).
|
A |
B1 |
B2 |
PP |
C |
D |
E |
Người bình thường |
1,5 |
1,5 |
2 |
20 |
75 |
2 |
6 |
VĐV các môn sức mạnh - tốc độ |
2 |
4 – 6 |
5 |
25 |
100-200 |
2 |
7 |
VĐV các môn sức bền |
2 |
6 –10 |
4 |
25-30 |
100-200 |
2 |
10 |
Thức ăn dễ tiêu
Sau đây là bảng thức ăn mang tính kiềm và tính axit:
Bảng 7. Các thức ăn mang tính kiềm (Tài liệu nước ngoài).
Thức ăn |
Nồng độ kiềm |
thức ăn |
nồng độ kiềm |
Thức ăn biển |
+ 14,60 |
Quýt |
+ 6,20 |
Đậu bốn mùa |
+ 12,00 |
Dưa hấu |
+ 5,80 |
Mướp đắng |
+ 9,40 |
Đậu |
+ 5,20 |
Mướp |
+ 9,23 |
Đậu vàng |
+ 4,60 |
Rau(5gam) |
+ 3,89 |
Đậu phụ |
+ 2,20 |
Lê |
+ 8,20 |
Sữa bò |
+ 0,32 |
Táo |
+ 7,8 |
|
|
Bảng 8. Các thức ăn có tính axit (Tài liệu nước ngoài).
Thức ăn |
Nồng độ axit |
Thức ăn |
Nồng độ axit |
Lòng đỏ trứng |
- 18,80 |
Gạo lức |
- 11,67 |
Thịt gà |
- 7,60 |
Bột mì |
- 10,10 |
Cá |
- 6,60 |
Bánh phở |
- 6,50 |
Thịt lợn |
- 5,60 |
Rượu, bia |
- 4,80 |
Thịt bò |
- 5,70 |
Lạc |
- 3,00 |
Gan cá |
- 4,80 |
Bánh bao |
- 0,80 |
Tôm |
- 1,80 |
|
|
e. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống gồm số lần, thời gian và thức ăn, uống. Nên ăn uống đúng giờ. Ngoài 3 bữa ăn chính tốt nhất có 1-2 lần ăn phụ
g. Cung cấp nước đầy đủ.
Trước khi tập luyện hoặc thi đấu khoảng 10- 30 phút cần uống 400-600ml nước. Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu cứ 15-20 phút thì uống 100-200ml nước mát (6- 12oC). Sau đợt vận động uống khoảng 500-600ml/giờ.
Có ba phương pháp bổ sung đường trực tiếp:
1. Thức ăn thường – Thức ăn nhiều đường – Thi đấu;
2. Thức ăn thường – Tập luyện - Thức ăn nhiều đường – Thi đấu;
3. Thức ăn thường – Tập luyện – Thức ăn nhiều đạm và mỡ - Thức ăn nhiều đường – Thi đấu.
Sau đây là bảng cấu tạo thức ăn của phương pháp bổ sung đường trực tiếp
Bảng 9. cấu tạo thức ăn của phương pháp bổ sung đường trực tiếp (Tài liệu nước ngoài).
Các loại thức ăn |
Cấu tạo thức ăn(% nhiệt lượng) |
||
Protit |
Lipit |
Gluxit |
|
Thức ăn thường |
13% |
26% |
76% 35% trái cây |
Thức ăn nhiều đường |
17% |
7% |
|
Thức ăn nhiều đạm, đường |
70% |
20% |
10% ít dùng đường nấu |
Trong chạy cự li trung bình nhu cầu và tỉ lệ nguồn năng lượng trong thời kỳ tập luyện với lượng vận động lớn(g/kg cân nặng/ngày) theo tài liệu của Liên Xô trước đây là:
Protit Lipit Gluxit Tỉ lệ
2,4 – 2,8 2.0 – 2,1 10,3 – 12,0 1: 0,8: 4,3
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên của đề tài rút ra một số kết luận sau:
Như vậy, trong tập luyện TDTT rất cần sự kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì mới mang lại hiệu qủa như mong muốn. Trong khuôn khổ và
chừng mực nhất định của đề tài đã đưa ra một số biện pháp đó là hệ thống bài tập đa dạng, phong phú và chế độ sử dụng dinh dưỡng trong tập luyện đã góp phần mang lại hiệu quả cho mục đích giáo dục sức bền cho Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.
- Việc ứng dụng các bài tập thể lực và chế độ dinh dưỡng mà đề tài lựa chọn đã kích thích tính tự giác, tích cực học tập của sinh viên.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ứng dụng các bài tập thể lực sau 9 tuần tập luyện đã nâng cao được thành tích chạy cự li trung bình hay sức bền của sinh viên K8, K9 khoa LLCT, khoa KT Trường đại học Hà Tĩnh đã được nâng lên.
- Từ việc nâng cao thành tích chạy cự li trung bình cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh để giải quyết nhiệm vụ, yêu cầu môn học và đồng nghĩa với việc thể lực sức bền đã được nâng lên, đó chính là mục đính dạy học .
2. Kiến nghị
- Đối với giảng viên cần tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn
- Nhà trường cần tuyển dụng và sử dụng giảng viên cho phù hợp chuyên sâu, chuyên ngành hẹp.
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở vật chất, dụng cụ TDTT phục vụ dạy học.
- Sinh viên cần phải tự ý thức học tập, rèn luyện .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. A.Macarôp,Chạy cự li trung bình và dài, NXB TDTT; Matxcơva – 1973
[2]. E. Talaga, Từ điển các bài tập thể lực, NXB TDTT, Matxcơva, 1998
[3]. Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân, Chạy tiếp sức, cự li trung bình, cự li dài, việt dã; (Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP). NXBGD, H,2000.
[4]. Trường ĐTDTT I, Điền kinh (Sách giáo khoa dùng cho SV ĐHTDTT) NXB TDTT, H, 2000.
[5]. Quang Hưng – Nguyễn Hùng – Thế xuân, Tìm hiểu điền kinh thế giới, NXB TDTT, H, 2002.
[6]. Triệu Pháp Lực(Trung Quốc), Dinh dưỡng và sức khỏe. 1987.
[7]. The Olympic book of Sports Medicine. Vol.I. of the Encyclopacdia of Sports Medicine and IOC publication, 1988.
[8]. D.S.Tunstall Pedol 1994. Exercise, Sports and Athletics. Human nutrition and dietetics. Ninth edition, p.409 – 419.
[9]. Drug Formulary XI th Asian Game, Bejjing – 1990.
[10]. Tạp chí sức khỏe . 1999.
Tin mới
- NHỮNG HÀNH ĐỘNG KHÔNG NÊN THỰC HIỆN SAU KHI TẬP LUYỆN - 13/12/2018 08:32
- Những lưu ý thay đổi khi tập luyện thể thao vào giai đoạn chuyển mùa sang đông - 18/10/2018 09:51
- Sai lầm khi tập thể dục khiến bạn ngày càng yếu hơn - 21/09/2018 13:56
- MỘT SỐ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT - 13/06/2018 13:36
- LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC TẠI NHÀ NHẰM PHÒNG TÉ NGÃ CHO NGƯỜI CAO TUỔI - 21/05/2018 01:27
Các tin khác
- LỢI ÍCH TỪ TẬP LUYỆN TENNIS - 18/09/2017 07:48
- Những kiểu bơi lội giúp cải thiện chiều cao tốt nhất - 15/06/2017 01:24
- CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI - 20/05/2017 05:01
- Những bài tập giành cho người bị gai cột sống thắt lưng - 21/04/2017 12:50
- Những môn thể thao cho người bận rộn - 19/03/2017 13:54