Từ những đặc điểm của môn bóng chuyền, giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền có ảnh hưởng và tác dụng tốt đến người tập.
Mỗi kĩ thuật bóng chuyền, dù đơn giản nhất như: chuyền bóng, phát bóng… đòi hỏi người tập vận động tay, chân và toàn thân một cách hợp lí và kịp thời. Khi tập luyện và thực hiện các động tác yêu cầu người tập phải tập trung chú ý cao, lặp lại nhiều lần, mặt khác hoạt động bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ, trong thi đấu thường xuyên có những tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí thi đấu của vận động viên luôn thay đổi trên sân sau mỗi lần tranh giành quyền phát bóng và vị trí đấu thủ luân chuyển theo chiều kiêm đồng hồ… qua đó, giúp cho người tập tăng cường sức mạnh tay, chân và toàn thân, hình thành khả năng xử lý nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo, tạo điều kiện thích ứng với những hoạt động phức tạp trong lao động sản xuất, trong chiến đấu cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền còn là một quá trình rèn luyện, bồi dưỡng con người một cách toàn diện về phẩm chất ý chí - tâm lý, ý thức và tinh thần tập thể, tính kiên trì và dũng cảm…
Sự đa dạng của các kĩ năng - kĩ xảo vận động và hành động thi đấu khác nhau không chỉ vì cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực của con người như: sứa mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và tính khéo léo trong những phối hợp hoài hòa.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền có tác động tích cực tới việc phát triển, hoàn thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh cho người tập, bởi vì: tập luyện và thi đấu bóng chuyền đòi hỏi xử lí nhanh những tình huống thường xuyên thay đổi, biết lựa chọn kĩ thuật hợp lí, biết nhanh chóng chuyển từ một hành động này đến hành động khác, giúp họ đạt được tính linh hoạt cao của các quá trình thần kinh.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho người tập những phẩm chất quý giá như: lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán và tận tụy, tính sáng tạo và kỉ luật. Lòng khao khát đạt được mục tiêu chung, trong thi đấu sẽ dạy cho người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm trước tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể… cho người tập.
Tác dụng thẩm mĩ của bóng chuyền với con người là rất lớn. Tác dụng này không chỉ giới hạn trong quá trình tập luyện bóng chuyền, con người sẽ đạt được sự phát triển hài hòa về cơ thể, vẻ đẹp và sức truyền cảm của đông tác mà còn thông qua sự hiệp đồng hành động khi thực hiện phối hợp các chiến thuật. Bản thân cuộc đua tranh trong thi đấu và niềm vui chiến thắng sẽ mang tới sự sảng khoái sâu sắc, mặt khác kỹ chiến thuật trong bóng chuyền luôn thay đổi, biến hóa đa dạng nhưng vẫn mang tính liên hoàn, nhiệp điệu, có tính sôi nổi, hấp dẫn, sinh động, điều kiện thiết bị đơn giản, dễ tập thi đấu lại hấp dẫn dễ phổ cập, có tính đối kháng cao nhất là ở khâu đập bóng và chắn bóng.
Những ảnh hưởng và tác dụng nêu trên của môn bóng chuyền đã giải thích tại sao môn thể thao này lại có sức hấp dẫn với quần chúng và phong trào luyện tập bóng chuyền lại ngày càng phát triển.
Tin mới
- Giải bóng chuyền nam Đại hội thể dục thể thao toàn Tỉnh lần thứ VII - 31/10/2014 01:03
- Giải bóng chuyền nam Ðại hôi TDTT toàn thành phố lần thứ VII năm 2013 - 31/10/2014 00:56
- Lòng mẹ - 31/10/2014 00:39
- Về thăm thầy cô - 31/10/2014 00:34
- Một số điều cần lưu ý khi chơi thể thao trong mùa hè - 31/10/2014 00:22
Các tin khác
- Một vài lưu ý về trồng cây xanh phục vụ công tác giảng dạy môn Giáo dục Thể chất ở cơ sở mới của Trường Đại học Hà Tĩnh - 31/10/2014 00:13
- Trường Đại học Hà Tĩnh tham gia Giải Bóng chuyền mở rộng năm 2014 do Trường Cao đẳng Y tế tổ chức - 31/10/2014 00:09
- Hội thao lần thứ nhất Công đoàn Trường Đại học Hà Tĩnh - 30/10/2014 09:43
- “Đừng hoài nghi về đạo đức, lối sống của lớp trẻ... - 30/10/2014 09:06
- Giải Bóng chuyền nam Thành phố Hà Tĩnh năm 2014 - 30/10/2014 08:50