JP Football - шаблон joomla Окна

 

            Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao rất hay xẩy ra chấn thương, còn mức độ chấn thương thì còn tùy thuộc vào môn thể thao mà chúng ta tham gia thi đấu hay tập luyện.

Chấn thương là sự tổn thương các tổ chức cơ quan của cơ thể do tác động ngoại lực như tác nhân cơ học,lý học hay hóa học…gây nên làm mất đi chức năng sinh lý bình thường hoặc làm rối loạn các tổ chức đó.

Nguyên nhân để xuất hiện chấn thương thì có nhiều nguyên nhân khác nhau: như tai nạn lao động,tai nạn giao thông,trong tập luyện và thi đấu thể dcj thể thao.Vì vậy trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao phải có biện pháp phòng ngừa chấn thương.Để đạt hiệu quả trong tập luyện chúng ta phải hiểu được đặc điểm, nguyên nhân gây nên chấn thương.

Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương xẩy ra phụ thuộc vào từng môn thể thao khác nhau,trong thi đấu nhiều hơn trong tập luyện. Ngoài ra chấn thương còn phụ thuộc vào trình độ của mỗi người tham gia tập luyện hay thi đấu.

Chấn thương có thể chia thành hai loại : đó là chấn thương kín và chấn thương hở phụ thuộc vào sự phá vỡ của tiểu mô.Dựa vào mức độ nặng, nhẹ các chấn thương có thể gặp là chấn thương nặng, nhẹ, trung bình.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao chúng ta thường gặp nhất là chấn thương kín như: bầm tụ máu,dãn dây chằng,đứt cơ và dây chằng.Trong đó bầm tụ máu chiếm 50% còn lại là chấn thương hệ khớp,chấn thương khớp gối chiếm 30%.Chấn thương hở thường ít xẩy ra chủ yếu là do xây xát,va chạm trong khi tập luyện và thi đấu.Trong thể thao, chấn thương ở mức độ nhẹ chiếm đến 90%,mức độ trung bình khoảng 9%, mức độ nặng khoảng 1%.

 

( Một  số hình ảnh do bị chấn thương)

( Một  số hình ảnh do bị chấn thương)

            Sự hồi phục chức năng vận động không hoàn toàn và trở thành tàn phế trong các trường hợp bị chấn thương chiếm từ 3 đến 5%.

            Trong tập luyện và thi đấu thể thao thì có rất nhiều nguyên nhân gây nên cũng có thể cùng một lúc có nhiều nguyên nhân gây nên.Cho nên, chúng ta có thể xem xét các nguyên nhân sau:

Do phương pháp giảng dạy, huấn luyện không đúng nguyên tắc huấn luyện cơ bản như: Tập luyện không thường xuyên, liên tục, lượng vận động quá lớn hoặc không phù hợp, tăng mức độ khó của động tác và trong huấn luyện, giảng dạy không chú ý đến nguyên tắc đối xử cá biệt.Việc giảng dạy thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy hồi phục trong và sau tập luyện không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên có hệ thống và tính kế thừa trong huấn luyện kỹ thuật.Việc áp dụng các sân bãi mà cơ thể vận động viên chưa có sự chuẩn bị cần thiết về thể lực hay mệt mỏi của buổi tập trước chưa được khắc phục, khởi động chưa đủ hay không hợp lý…

Tổn thương do trình độ sức khỏe không đầy đủ. Khi cơ thể của chúng ta đang đau ốm,hay mới ốm dậy thì vận động cũng có thể gây nên chấn thương.

Tổn thương do trình độ còn thấp kém đã thi đấu. Nhất là đối với các vận động viên nghiệp dư, người tham gia thi đấu tự phát vì trình độ của họ chưa đáp ứng được mà đã thi đấu.

Sai sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu. Cấu trúc bài tập không tốt cũng như việc sắp xếp chương trình thi đấu không hợp lý thiếu khoa học như bố trí người tập không tốt, tập trung vận động viên qúa đông không đảm bảo trình độ, thứ hạng,hạng cân…

Cơ sở vật chất không đáp ứng được đầy đủ  trong tập luyện và thi đấu. Chất lượn trang thiết bị, dụng cụ tập luyện kém không đầy đủ  và hợp lý. Không ít trường hợp bị chấn thương do mặt sân trơn, lồi lõm, sàn tập không đúng chất lượng hoặc do không có trang bị dụng cụ bảo hiểm. Quần áo trang phục không phù hợp với thời tiết, và giầy không đúng kích cỡ, chất lượng.

Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp.Sân bãi, dụng cụ tập luyện và thi đấu không đủ vệ sinh, ánh sáng.Thi đấu kém do quá nóng hoặc quá lạnh.

Do bản thân người tập thiếu nhận thức trong tập luyện và thi đấu.Vội vàng, thiếu tập trung, chú ý,vô ý thức tổ chức kỷ luật trong tập luyện.Ở các môn đối kháng người chơi có thể phạm luật với đối phương.Và không tuân thủ thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh lý .Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác do tác nhân bên trong như:Rối loạn về khả năng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo vệ, độ tập trung chú ý hay do căng thẳng, tập luyện quá sức. Những rối loạn này sẽ dẫn đến mất cảm giác ,rối loạn sự phối hợp giữa các cơ, giảm biên độ hoạt động, làm mất đi sự nhanh nhẹn, khéo léo cần thiết trong quá trình thực hiện động tác từ đó dẫn đến chấn thương.

Phần lớn các chấn thương đều do va dập, ngã xuống đất.Sự va dập này chủ yếu diễn ra khi người tập bị ngã xuống.Bên cạnh đó, cũng có những hoạt động vượt quá biên độ cho phép,chấn thương xẩy ra theo cơ chế kéo giãn hoặc xoắn vặn.Trong trường hợp này chấn thương thường xẩy ra giãn cơ,dây chằng nhất là ở các khớp.

Vì thế phải phòng tránh để giảm các nguy cơ bị chấn thương.Các biện pháp đó là: Chế độ kiểm tra theo dõi sức khỏe, mỗi người tập nên chọn khối lượng công việc và cách tập phù hợp với sức khoẻ của mình.Cho nên chế độ kiểm tra theo dõi sức khỏe là cần thiết chúng ta phải kiểm tra sức khỏe của mình lần đầu tiên ,từng thời kỳ và từng buổi tập và nhất là kiểm tra sức khỏe sau khi ốm dậy, bỏ tập một thời gian dài…để ấn định chế độ tập luyện liên tục.

Quan sát và hướng dẫn về y học trong quá trình huấn luyện thể dục thể thao,cần sử dụng mọi phương pháp để kiểm tra sức khỏe,đi sâu vào thực tế tập luyện để góp ý ngay trên sân bãi.Khối lượng vận động có thấp hay cao có phù hợp với người này hay không. Phát hiện kịp thời mệt mỏi quá độ,công tác bảo hiểm có tốt không. Hằng ngày người tập phải biết kiểm tra sức khỏe của mình.

Quan sát và tổ chức đầy đủ công tác y học phục vụ thi đấu.Phải tổ chức y tế cấp cứu,đôn đốc và kiểm tra sân  bãi,dụng cụ tập luyện.