In bài này
Chuyên mục: Nghiên cứu
Lượt xem: 497

Tóm tắt

Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi nhận thấy đây là một kỹ thuật quan trọng trong bóng chuyền, việc sử dụng tập luyện kỹ thuật này đối với sinh viên chưa đạt hiệu quả cao vì vậy trên cơ sở đánh giá thực tế việc học tập kỹ thuật phát bóng cao tay của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đề tài tiến hành lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt cho sinh viên không chuyên trường Đại học Hà Tĩnh.

Từ khóa: Giải pháp, nâng cao, kỹ thuật, chuyền bóng cao tay, không chuyên.

Choose an optimized solution for high-speed circulation for universal students

Absract  

Throughout the teaching and research process, I found that this is an important technique in volleyball, the use of this technique for students has not been very effective so on the basis of the actual assessment of learning technical training of high-handed students of Ha Tinh University to select a number of solutions to improve the technical efficiency of high-handed handball with two hands in front of non-university students study in Ha Tinh.
Keywords: Solutions, advanced, technical, high-handed, amateur.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Với nhu cầu càng ngày càng cao và việc học tập cũng như nhu cầu tập luyện đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống giảng dạy, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đẩy mạnh phong trào bóng chuyền phát triển là một vấn đề được coi trọng hiện nay, vì thế việc giảng dạy nâng cao kỹ thuật là một vấn ề đòi hỏi các nhà chuyên môn cần phải chủ tâm. Như chúng ta đã biết hoạt động thi đấu bóng chuyền là tổ hợp của mọi tư thế kỹ thuật cơ bản như: Phát bóng, đệm bóng, đập bóng, chuyền bóng, chắn bóng tạo nên hệ thống chiến thuật. Trong đó chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng trong bóng chuyền. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi nhận thấy đây là một kỹ thuật quan trọng trong bóng chuyền, và việc sử dụng tập luyện kỹ thuật này đối với sinh viên không chuyên trường đại học Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao, xuất phát từ những mục tiêu trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu “Lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt cho sinh viên không chuyên”

 

2. NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt.

Chuyền bóng là một kỹ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công. Trước khi chuyền bóng, người chuyền bóng đứng ở TTCB chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển tới vị trí đón bóng bằng bước thường, bước chạy…ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rời sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở TTCB, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gập khớp gối không nhỏ hơn 900).

Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác phối hợp chuyền bóng bằng cách duỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là động tác của hai tay, vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng tay cơ bản của bóng khi chuyền đi. Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng nhờ trục khớp cổ tay so với trục khớp vai. Khi thực hiện động tác đẩy bóng đi, hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh chóng kết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn. Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Chức năng thực hiện đẩy bóng của các ngón tay cũng khác nhau. Các ngón cái ưỡn ra sau chịu lực hoãn xung chính và cùng với các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền. Các ngón trỏ và ngón giữa là bộ phận bật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bên của bóng và điều chỉnh hướng bóng đi. Sau khi bóng rời tay, cả chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng. Khi bóng đến trên cao ở phía sau đầu, thì có thể dùng động tác nhảy chuyền bóng. Chạy đà và nhảy chuyền bóng gần giống với đập bóng. Ở thời điểm dừng trên không hai tay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩy bóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân. Động tác nhảy chuyền chỉ có thể áp dụng khi chuyền bóng nhanh. Hiệu quả tốt nhất của chuyền bóng là bật nhảy ở điểm cao nhất kỹ thuật chuyền bóng cao tay thường được vận dụng ở 3 tư thế chính là : tư thế thấp, tư thế trung bình và tư thế cao.

2.2. Thực trạng vấn đề.

2.2.1. Thực trạng kết quả tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt của sinh viên lớp không chuyên trường đại học Hà Tĩnh.

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản xét về cấu trúc động tác là mối liên hệ có tính qui luật hoàn chỉnh và thống nhất giữa các giai đoạn trong kỹ thuật. Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức về tầm quan trọng và việc tiến hành luyện tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản của sinh viên không chuyên chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo, các HLV môn bóng chuyền. Số phiếu phát ra là: 13 phiếu; thu về là 10 phiếu. ( Được thể hiện ở bảng 1)        

Bảng 2.1. Những nguyên nhân ảnh hưởng đển khả năng chuyền bóng cao tay bằng 2 tay cơ bản trước mặt.

TT

 

Nguyên nhân

 

Ý kiến đánh giá (10 phiếu)

Đồng ý

Tỷ lệ %

1

Thể lực chung yếu, phán xạ chậm

8

80 %

2

Chưa nắm vững kỹ thuật cơ bản

5

50 %

3

Động tác di chuyển phối hợp chuyền bóng yếu

9

90 %

4

Khả năng phán đoán bóng đển chưa chuẩn xác

9

90 %

5

Góc độ hình tay chuyền bóng chưa hợp lý

8

80 %

6

Phối hợp về cảm giác dùng sức chuyền bóng kém

6

60 %

7

Kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện

9

90 %

8

Yếu tố tâm lý không ốn định

4

40 %

9

Cảm giác không gian kém, xác định điểm rơi của bóng yếu

5

50 %

Qua kết quả ở trên cho thấy ở nội dung 1, 3, 4, 5, 7 được các giáo viên và chuyên gia đồng ý chiếm tỷ lệ cao. Để đạt kết quả cao trong giờ học đòi hỏi người giáo viên, HLV phải lựa chọn được các bài tập và sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt, khắc phục được những sai lầm của sinh viên nâng cao hiệu quả trong khi thực hiện kỹ thuật động tác của sinh viên, trên cơ sở phân tích tổng hợp các tài liệu, đã qua trao đổi với các giáo viên, HLV bóng chuyền. Thông qua quá trình quan sát các khóa học của sinh viên ở trường khi mới học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt, kết hợp với việc hỏi ý kiến của các giáo viên trong giờ lên lớp, chúng tôi thống kê được tỷ lệ sinh viên mắc sai lầm hạn chế ở các nội dung sau:

Bảng 2.2.  Những nguyên nhân yếu kém khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt khi mới học.

TT

Nguyên nhân

 

Số lượng sv

Số lượng sv mắc phải

Tỷ lệ %

1

Do thể lực chung yếu, phán xạ chậm

40

12

30 %

2

Chưa nắm được kỹ thuật cơ bản

40

6

15 %

3

Động tác di chuyển đón, đỡ bóng yếu

40

14

35 %

4

Khả năng phán đoán bóng đển chưa chuẩn xác

40

10

25 %

5

Góc độ hình tay chuyền bóng chưa hợp lý

40

20

50 %

6

Phối hợp về cảm giác dùng sức chuyền bóng kém

40

8

20 %

7

Kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện

40

16

40 %

8

Yếu tố tâm lý không ốn định

40

4

10 %

9

Cảm giác không gian kém, xác định điểm rơi của bóng yếu

40

6

15 %

            Qua kết quả ở trên chúng tôi nhận thấy: các yếu tố ảnh hướng đến khả năng chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt trong bóng chuyền đối vởi sinh viên mới học phần lớn mắc những sai lầm hạn chế ở nội dung 1, 3, 4, 5, 7 còn những nội dung khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Dựa vào phỏng vấn và quan sát sư phạm trên chúng tôi nhận thấy nội dung: 1, 3, 4, 5, 7 của hai kết quả tỷ lệ cao

 Xuất phát từ cơ sở lý luận chuyên môn và nghiên cứu thực tiễn chúng tôi xác định được 5 nội dung cơ bản có ảnh hưởng nhiều đển khả năng tiếp thu hình thành kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt của sinh viên khi mới học bóng chuyền đó là:

2.2.1.1. Do thể lực chung còn yếu, phản xạ phối hợp vận động chậm:

             - Biểu hiện thứ nhất là: Việc nắm vững kỹ thuật động tác và hoạt động chiến thuật phụ thuộc vào trình độ các tố chất và thể lực của người tập.

            - Thứ hai là: Tác động của bản thân các phương tiện tập luyện bóng chuyền tới sự phát triển thể lực toàn diện và trạng thái chức năng cơ thể lại phụ thuộc nhiều vào trình độ nắm vững kỹ thuật động tác.

- Thứ ba là: Vai trò tập luyện cho sinh viên, vận động viên bóng chuyền là hết sức quan trọng trong thi đấu.

2.2.1.2. Động tác phối hợp di chuyển thực hiện đón đỡ bóng trong chuyền cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt yếu.

Trong quá trình tập luyện hay thi đấu việc xác định động tác phối hợp di chuyển đón chuyền bóng là yếu tố quan trọng. Do vậy có được động tác di chuyển phù hợp để đón chuyền bóng hợp lý cần phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đển sai lầm hạn chế đó là: Cảm giác không gian về bóng kém. Chưa xác định đúng vị trí điểm rơi của bóng.Động tác phối hợp di chuyển chưa nhịp nhàng.

2.2.1.3. Chưa có khả năng phán đoán bóng đến chính xác.

Trong khi đánh bóng việc xác định hướng bóng, đường bóng đến là hết sức quan trọng. Nếu phán đoán tóc độ bay của bóng đến mình hạn chế thì không có khả năng thực hiện kỹ thuật chuyền bóng chính xác được. Nguyên nhân xảy ra hạn chế đó là: Không xác định rõ tính năng đường bóng đi. Chưa có khả năng định hình trong không gian.Ít nhạy cảm với kỹ thuật.

2.2.1.4. Góc độ và hình tay đón đỡ, chuyền bóng đi không hợp lý:

Do khả năng phán đoán tính năng đường bóng trong không gian chưa tốt nên ảnh hưởng đển độ chuẩn xác khi tiếp xúc với bóng. Nguyên nhân đó là:

            - Động tác di chuyển đển vị trí chuyền bóng thích hợp để tiếp xúc bóng không chính xác sớm quá hoặc muộn quá.

            - Chưa nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật, khái niệm động tác còn sai.

2.2.1.5. Do kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện:

Bất kỳ một VĐV thể thao nào nếu kỹ thuật động tác chưa đạt tới mức hoàn thiện thì hiệu quả thi đấu không thế đạt kết quả cao. Vì vậy việc nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật là điều thiết yếu.

            - Cần nắm vững then chốt kỹ thuật động tác.

            - Thực hiện kỹ thuật phải hợp lý, điêu luyện phù hợp với trình độ của VĐV

Trong quá trình giảng dạy việc truyền đạt kỹ thuật là yếu tố quan trọng giữa giáo viên với sinh viên. Khả năng hoàn thiện kỹ thuật còn phụ thuộc vào thời gian giảng dạy và trình độ tiếp thu của sinh viên. Trong quá trình giảng dạy đối với sinh viên mới học ở giai đoạn đầu tiên việc mắc phải sai lầm trong quá trình tập luyện là điều không tránh khỏi. 

2.2.2. Thực tế việc áp dụng các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh.

2.2.2.1. Đánh giá các bài tập được đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh.

         - Việc giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường ĐH Hà Tĩnh, chưa được chú trọng nhiều, đặc biệt là các lớp không chuyên và kỹ thuật chuyền bóng cao tay cũng ít được chú trọng tuy nhiên kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt là kỹ thuật được sử dụng đạt hiệu quả cao trong thi đấu, nhưng nó là một trong những kỹ thuật khó thực hiện. Vì thế để đảm bảo cho việc thực hiện các kỹ thuật này cần phải đánh giá tốt về khả năng tâm sinh lý cũng như sự phát triển tố chất thể lực của sinh viên. Bên cạnh các bài tập được áp dụng ít chú trọng đến kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt thì điều kiện sân bãi, dụng cụ, điều kiện tập luyện, cũng gây ảnh hưởng lớn đển việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật.

2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy môn bóng chuyền.

            Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc bổ trí nhiều sân bóng chuyền trong trường sẻ tạo được nhiều thuận lợi cho việc giảng dạy cũng như tập luyện của sinh viên. Tuy nhiên hiện tại cơ sở tập luyện của nhà trường còn hạn chế cũng một phần ảnh hưởng đển chất lượng học tập của sinh viên.

 

Bảng 2.3: Cơ sở vật chất phục vụ môn bóng chuyền

TT

Cơ sở vật chất

Số lượng

Chất lượng

Sân bãi

Dụng cụ

Tốt

Trung bình

Xấu

1

Sân thi đấu

3

 

 

X

 

2

Bóng

 

30

X

 

 

3

Bóng treo

 

0

 

 

 

4

Đồng hồ bấm giây

 

5

X

 

 

5

Bảng bật với

 

0

 

 

 

6

Sân tập chạy

1

 

 

X

 

7

Nhà tập tạ

 

0

 

 

 

8

Bóng đặc

 

5

 

X

 

9

Tường bổ trợ

 

1

 

X

 

            Qua bảng kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng: Điều kiện trang thiết bị vật chất phục vụ công tác giảng dạy tốt thì mới đảm bảo kết quả tốt trong tập luyện và thi đấu. Vì thế với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện cho sinh viên. Nhà trường cần chủ trọng đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất cũng như mua sắm đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị để đáp ứng được nhu cầu tập luyện và ngoại khóa của sinh viên.

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.

2.3.1. Một số bài tập nâng cao hiệu quả của kỹ thuật chuyền bóng cao tay (trước mặt) cho sinh viên không chuyên.

Dựa trên cơ sở lý luận chung, chuyên môn và phương pháp huấn luyện giảng dạy môn bóng chuyền. Kết hợp quan sát, trao đổi với các giáo viên, HLV chúng tôi đã lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh.

 Bài tập bổ trợ:

1.    Tập các tư thể chuẩn bị

2.    Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9.

3.    Chạy tốc độ 30m

4.    Tập mô phỏng các giai đoạn chuyền bóng

Bài tập kỹ thuật động tác:

1.    Tập phán đoán đường bóng và di chuyển đón đỡ chuyền bóng

2.    Tập góc độ ra tay thích hợp .

3.    Tập kết hợp dùng sức toàn thân

4.    Sử dụng các bài tập với bóng đặc

5.    Di chuyển chuyền bóng vào tường.

6.    Tự chuyền bóng nhiều lần

7.    Tự chuyền bóng và di chuyển

8.    Phối hợp chuyền bóng với đồng đội

9.    Bài tập phối hợp với các kỹ thuật khác.

Để xác định được cơ sở thực tiễn và khách quan, khi đưa ra những bài tập để chúng tôi phỏng vấn kết hợp trao đổi trực tiếp với các giáo viên, HLV bóng chuyền để lấy ý kiến đánh giá lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt. Qua kết quả phỏng vấn và lấy ý kiến của các giáo viên, HLV chúng tôi nhận thấy các bài tập được các nhà chuyên môn quan tâm sử dụng nhiều hơn ở các phần trong giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật trong bóng chuyền đó là:

1.    Tập các tư thế chuẩn bị

2.    Chạy 9 – 3 - 6 – 3 - 9

3.    Tập mô phỏng các giai đoạn chuyền bóng.

Bài tập kỹ thuật động tác

1.    Tập phán đoán đường bóng và di chuyển đón đỡ chuyền bóng.

2.    Sử dụng các bài tập với bóng đặc

3.    Di chuyển chuyền bóng vào tường.

4.    Tự chuyền bóng nhiều lần

5.    Bài tập phối hợp chuyền bóng với đồng đội

Như vậy qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trên chúng tôi nhận thấy cần lựa chọn những bài tập hợp lý được nhiều người quan tâm sử dụng đã đưa vào quá trình thực nghiệm cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt.

Bài tập 1: Tập các tư thế chuẩn bị

Cách thực hiện: Chia lớp ra thành 4 hàng ngang, thực hiện các tư thế: 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau, khoảng cách bằng một bàn chân. Thực hiện bước đệm, bước chạy, bước lướt di chuyển chuyền bóng.

Chú ý: Khi cho sinh viên thực hiện động tác chuyền bóng đi phải kết hợp lực toàn thân khi thực hiện động tác.

Bài tập 2: Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9.

Cách thực hiện: Người tập hực hiện chạy xuất phát từ giữa đường biên ngang cuối sân chạy tới chạm tay vào đường giữa sân, sau đó quay lại chạm vào vạch 3m, tiếp tục quay ngược lại chạm vào đường 3m bên sân đối diện, sau đó quay lại chạm vào đường giữa sân và kết thúc bằng cách chạy ngược lại nhanh về đường cuối sân. Có thế thực hiện 4 người một lượt

Yêu cầu: Người tập phải chạy tích cực với tốc độ cao

Bài tập 3: Tập mô phỏng các giai đoạn chuyền bóng

            Thực hiện tư thế chuẩn bị tập các giai đoạn chuyền bóng, hình tay đón chuyền bóng hợp lý, tập luyện kỹ thuật đón chuyền bóng để kiểm tra hình tay, gốc độ ra tay khi chuyền bóng.

            Thực hiện 4 nhóm: Mỗi lần thực hiện 4 phút.

            Chú ý: Kết hợp lực toàn thân khi thực hiện kỹ thuật.

III.             KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.     Kết luận.

Đối với sinh viên không chuyên trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng và sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh nói chung, khi mới học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt trong bóng chuyền, việc xác định đúng những yếu điểm cơ bản và nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật đó là sơ sở quan trọng để tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện ở các giai đoạn tiếp theo. Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống 8 bài tập ứng dụng trong tập luyện nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt cho sinh viên không chuyên Trường đại học Hà Tĩnh.

                        1. Chạy 9 – 6 – 3 - 9

            2. Tập các tư thế chuyền bóng

                        3. Tập mô phỏng các giai đoạn chuyền bóng.

                        4. Tập phán đoán đường bóng và di chuyển đón đỡ chuyền bóng

                        5. Sử dụng các bài tập với bóng đặc

                        6. Di chuyển chuyền bóng vào tường.

            7. Tự chuyền bóng nhiều lần

                        8. Bài tập phối hợp chuyền bóng với đồng đội

3.2.     Kiến nghị.

Qua kết quả nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi xin đề nghị nhà trường nói chung và các giảng viên đảm nhận giảng dạy học phần bóng chuyền có thể tiếp tục áp dụng các bài tập trên cho các khóa sinh viên mới học bóng chuyền để có thời gian rút kinh nghiệm khẳng định thêm hiệu quả các bài tập được lựa chọn. Về phía nhà trường cần nghiên cứu trang bị thêm và đồng bộ các phương tiện dụng cụ để tập luyện, bổ trợ và tập luyện kỹ thuật cho sinh viên có điều kiện tiếp thu nhanh kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt như các phương tiện: Hình ảnh, băng hình kỹ thuật, sân tập, bờ tường bổ trợ, bóng đặc và bóng chuyền đầy đủ. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy, huấn luyện giữa các trường Đại học với nhau.

IV.             TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Nhiều tác giả (2010), Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Nhà xuất bản thể dục thể thao.

2.    Nguyễn Viết Minh (2004), Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản đại học sư phạm.

3.    Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1999), Giáo trình phương pháp NCKH TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.  

4.    Vũ Đức Thu - Trương Anh Tuấn (2007), Lí luận và phương pháp thể dục thể thao, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.