In bài này
Chuyên mục: Nghiên cứu
Lượt xem: 1096

CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

CỦA SINH VIÊN NAM  TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Phan Văn Trường

Trường Đại học Hà Tĩnh

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

              TÓM TẮT: Nghiên cứu các yếu tố liên quan trực tiếp đến những chấn thương trong tập luyện, thi đấu bóng đá của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh. Thực trạng chấn thương thường xảy ra trong tập luyện và thi đấu bóng đá, nguyên nhân dẫn đến các chấn thương.

             Từ khóa: Chấn thương, bóng đá, sinh viên Trường Đại học hà tĩnh

             Summary:  Researching factors directly related to injuries in training, football competitions of students of Ha Tinh University. Injury often occurs in football practice and competition, the cause of injuries.

               Keywords: Trauma, football, students of Ha Tinh University

1. Đặt vấn đề

Chấn thương xảy ra trong tập luyện và thi đấu không chỉ làm cho sinh viên không thể tham gia tập luyện và thi đấu bóng đá bình thường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Vì vậy, nghiên cứu thực trạng chấn thương  trong tập luyện, thi đấu bóng đá của sinh viên để từ đó tìm ra những biện pháp phòng tránh có ý nghĩa thiết thực góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao thành tích trong học tập cho sinh viên.

2. Các yếu tố liên quan đến những chấn thương trong tập luyện, thi đấu bóng đá của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh

Để đánh giá thực trạng những chấn thương của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh trong quá trình học tập và thi đấu bóng đá, chúng tôi đã tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chấn thương. Kết quả cho thấy:

- Về chương trình môn học: Đảm bảo khoa học, phù hợp với khả năng của sinh viên, điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên.

- Về cơ sở vật chất: Thiết bị dụng cụ như (quả bóng và lưới) đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Sân tập luyện kém chất lượng và thiếu làm giảm hiệu quả quá trình dạy học và là yếu tố gây nên những chấn thương cho sinh viên.

- Về đội ngũ giảng viên: Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong tổ chức quá trình tập luyện, thi đấu bóng đá cho sinh viên. Đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu môn học đặt ra.

- Về trình độ tập luyện của sinh viên:Trong quá trình học tập và thi đấu, đa số đã nắm vững những kỹ năng cơ bản của bóng đá, những sinh viên có năng khiếu thực hiện tốt các động tác kỹ - chiến thuật, có tâm lý tốt trong thi đấu cũng như khả năng phòng tránh chấn thương cao hơn so với nhóm khác. Bên cạnh đó còn có  một số sinh viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn của môn học đề ra và khả năng xảy ra chấn thương trong tập luyện, thi đấu bóng đá ở nhóm này rất cao.

3. Thực trạng chấn thương trong tập luyện và thi đấu bóng đá của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả tìm hiểu các yếu tố liên quan, đề tài đã tiến hành điều tra, thống kê những trường hợp chấn thương trong tập luyện và thi đấu bóng đá của sinh viên nam K6, K7, K8 hệ đại học không chuyên. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1: Thống kê các trường hợp chấn thương của sinh viên nam K6, K7, K8 hệ đại học không chuyên trong tập luyện và thi đấu bóng đá

 

Khóa

K6

K7

K8

Tổng

 

(n = 45)

(n = 36)

(n =35)

(n=116)

Số ca chấn thương

16

13

13

42

Tỉ lệ %

35.5%

36.1%

37.1%

36.2%

Từ kết quả bảng 1 cho thấy: Số ca chấn thương trên tổng số sinh viên tham gia học tập môn bóng đá ở cả 3 khóa là tương đương. Tuy nhiên tổng số chấn thương rất cao, trung bình cả 3 khóa là 36.2%.

4. Phân loại các chấn thương xảy ra trong tập luyện, thi đấu của sinh viên nam K6, K7, K8 hệ đại học không chuyên.

Từ kết quả điều tra, thống kê số ca chấn thương, chúng tôi tiến hành kiểm tra và chẩn đoán mức độ và các dạng chấn thương. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Mức độ chấn thương

Mức độ chấn thương

K6(n= 16)

K7(n = 13)

K8(n = 13)

Tổng(n = 42)

Số ca

%

Số ca

%

Số ca

%

Số ca

%

Nhẹ

9

56.25%

8

61.53%

7

53.84%

24

57.14%

Trung bình

7

43.75%

5

38.47%

6

46.16%

18

42.86%

Nặng

0

0

0

0

0

0

0

0

Kết quả bảng 2 cho thấy: Sinh viên cả 3 khóa không gặp chấn thương nặng trong tập luyện và thi đấu. Số ca chấn thương nhẹ chủ yếu ở dạng căng cơ, trượt da, còn số ca chấn thương ở mức trung bình  chủ yếu rơi vào dạng bong gân khớp cổ chân và chạm thương. Các dạng chấn thương được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Các dạng chấn thương

TT

Các dạng chấn thương

K6(n= 16)

K7(n=13)

K8(n=13)

Tổng(n=42)

Số ca

%

Số ca

%

Số ca

%

Số ca

%

1

Trượt da, xây xát

5

31.25%

5

38.46%

4

30.76%

14

33.33%

2

Căng –dãn cơ, chuột rút

3

18.75%

2

15.38%

3

23.07%

8

19.04%

3

Chạm thương

1

6.25%

0

0

1

7.69%

2

4.76%

4

Bong gân khớp cổ chân

5

31.25%

4

30.76%

4

30.76%

13

30.95%

5

Bong gân khớp gối

1

6.25%

0

0

0

0

1

2.38%

6

Sai khớp

0

0

2

15.38%

0

0

2

4.76%

7

Rạn xương, gãy xương

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Chấn thương cột sống

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Chấn thương sọ não

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Dạng chấn thương khác

1

6.25%

0

0

1

7.69%

2

4.76%

            Kết quả bảng 3 cho thấy: Sinh viên cả 3 khóa khi tham gia tập luyện và thi đấu bóng đá gặp phải 7 dạng chấn thương chủ yếu là : Trượt da, xây xát(33.33%); Căng –dãn cơ(19.04%); Chạm thương(4.76%); Bong gân khớp cổ chân(30.95%); Bong gân khớp gối(2.38%); Sai khớp(4.76%); Dạng chấn thương khác(4.76%)

5. Nguyên nhân chấn thương xảy ra của sinh viên nam K6, K7, K8 hệ đại học không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh trong tập luyện và thi đấu bóng đá.

Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 4.

 Bảng 4: Nguyên nhân chấn thương

TT

Nguyên nhân

K6(n= 16)

K7(n = 13)

K8( n= 13)

Tổng (n =42)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chương trình, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Công tác tổ chức tập luyện, thi đấu chưa tốt

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Khởi động không kỹ

3

18.75%

2

15.38%

2

15.38%

7

16.66%

4

Không hiểu luật thi đấu

0

0

0

0

1

7.69%

1

2.38%

5

Hành vi không đúng

2

12.5%

2

15.38%

3

23.07%

7

16.66%

6

Không chấp hành nội quy

0

0

1

7.69%

0

0

1

2.38%

7

Thực hiện động tác sai kỹ thuật

5

31.25%

3

23.07%

2

15.38%

10

23.80%

8

Do thể lực không tốt

3

18.75%

2

15.38%

3

23.07%

8

19.04%

9

Trang phục không phù hợp

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Do khí hậu

 

 

 

 

1

7.69%

1

2.38%

11

Sân, dụng cụ không đảm bảo chất lượng

3

18.75%

2

15.38%

1

7.69%

6

14.28%

12

Nguyên nhân khác

0

0

1

7.69%

0

0

1

2.38%

Từ kết quả bảng 4 cho thấy: Các dạng chấn thương mà sinh viên gặp phải có loại chỉ do một nguyên nhân nhưng cũng có dạng chấn thương do nhiều nguyên nhân gây ra.

 Trong số 42 ca chấn thương của sinh viên cả 3 khóa: Có nguyên nhân do thực hiện động tác sai kỹ thuật(10 ca – 23.80%); Do thể lực không tốt(8 ca – 19.04%); khởi động không kỹ và hành vi không đúng là(7 ca – 16.66%); Sân, dụng cụ không đảm bảo chất lượng( 6 ca – 14.28%). Còn nguyên nhân do khí hậu và nguyên nhân khác không đáng kể.

6. Kết luận

- Mức độ chấn thương của sinh viên nam khóa 6, khóa 7, khóa 8 hệ đại học không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh khi tập luyện và thi đấu bóng đá chủ yếu ở mức độ nhẹ, không có ca chấn thương nào ở mức độ nặng

- Các chấn thương của sinh viên nam khóa 6, khóa 7, khóa 8 hệ đại học không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh khi tập luyện và thi đấu bóng đá gặp phải 7 dạng khác nhau nhưng chủ yếu tập trung ở 4 dạng: Căng cơ, chuột rút; xây xát, trượt da; chạm thương và bong gân cổ chân.

- Có 5 nguyên nhân chính gây ra những chấn thương cho sinh viên nam khóa 6, khóa 7, khóa 8 hệ đại học không chuyên Trường Đại học Hà Tĩnh trong tập luyện và thi đấu bóng đá là: Do mặt sân ghồ ghề không bằng phẳng; do thể lực của sinh viên không tốt; do thực hiện động tác sai kỹ thuật; do khởi động không kỹ; do hành vi không đúng đắn trong thi đấu(lối đá thô bạo).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.F.Kaptelin, I,L.Lebedeva(1995), Thể dục chữa bệnh trong hệ thống hồi phục y học, Nxb Y học Matxcơva.

2. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2002), Giải phẫu các cơ quan vận động, Nxb TDTT, Hà Nội.

3. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Đức Chương, Lê hữu Hưng(2002), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

4. X.N.POPOP (1996), Thể dục chữa bệnh, Trần Yến Hoa, Phạm Tuyết Nga dịch từ tiếng Nga, Nxb TDTT, Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Văn (2008), phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT Hà Nội, tr.138

6.  Lưu Quang Hiệp và cộng sự (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội

7. Phạm Quang (2004),Giáo trình Bóng đá Nxb Đại học sư phạm

8. Luật Bóng đá, Nhà xuất bản TDTT 2006.

9. Nguyễn Thiện Tình(1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội